Thông tư số 61/2014/TT-BTC Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

  • Phát hành Bộ Tài chính
  • Đánh giá 1 đánh giá
  • Lượt tải 4.226
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 467,3 KB
  • Cập nhật 08/01/2016

Giới thiệu

Thông tư số 61/2014/TT-BTC

Thông tư số 61/2014/TT-BTC về Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc...

BỘ TÀI CHÍNH

---------------

Số: 61/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn c Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chc của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong điu kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN

Điều 1. Tài khoản của các đơn vị, tổ chức mở tại KBNN

Tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân được mở tại KBNN là tổ hợp tài khoản kế toán bao gồm mã tài khoản tự nhiên được kết hợp với các đoạn mã khác do Bộ Tài chính quy định trong Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc ban hành theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính; trong đó, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách (ĐVQHNS) là mã bắt buộc dùng để phân biệt tài khoản của từng đơn vị, tổ chức khác nhau.

Điều 2. Phân loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức

Tùy theo yêu cầu quản lý và nội dung sử dụng kinh phí, các loại tài khoản của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tại KBNN được phân loại cụ thể như sau:

1. Tài khoản dự toán

Tài khoản dự toán được mở cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí của ngân sách nhà nước (NSNN), các tổ chức ngân sách theo hình thức cấp bằng dự toán gồm: tài khoản dự toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXĐCB), dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi kinh phí ủy quyền, dự toán chi chuyển giao, dự toán chi bằng lệnh chi tiền,...

2. Tài khoản tiền gửi

Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân, bao gồm mã tài khoản kế toán thuộc Nhóm 37 - Phải trả tiền gửi của các đơn vị, cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Tiền gửi dự toán, Tiền gửi thu sự nghiệp, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của xã: Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của dự án.

- Tài khoản tiền gửi có mục đích.

- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

- Tài khoản tiền gửi của các quỹ.

- Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.

3. Tài khoản có tính chất tiền gửi

Tài khoản có tính chất tiền gửi mở cho các đơn vị, tổ chức bao gồm mã tài khoản kế toán cụ thể như sau;

- Tài khoản tiền gửi thuộc "Nhóm 35 - Phải trả về thu ngân sách" được mở cho các cơ quan thu (Tài chính, Thuế, Hải quan, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền khác) để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí trước khi trích nộp ngân sách nhà nước, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất, các khoản phải trả theo kiến nghị, các khoản thu chờ xử lý, phải trả về thu ngân sách năm sau và các khoản tạm thu khác.

- Tài khoản tạm giữ chờ xử lý mở cho các cơ quan, thu để phản ánh tài sản tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật và được mở chi tiết theo cơ quan Tài chính, cơ quan Hải quan và các cơ quan khác.

- Tài khoản phải trả khác được mở để phản ánh các khoản phải trả khác ngoài nội dung các tài khoản đã mở theo nội dung nêu trên.

Mục 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN

Điều 3. Đối tượng đăng ký sử dụng tài khoản

Đối tượng các đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN, gồm:

1. Các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các đơn vị, tổ chức được ngân sách hỗ trợ;

2. Các tổ chức ngân sách (để theo dõi dự toán phân bổ cấp 0; thu, chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách);

3. Các đơn vị chủ đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) thuộc ngân sách các cấp (ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã);

4. Các Ban quản lý dự án được giao quản lý dự án ĐTXDCB; có tư cách pháp nhân, được phép đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN ghi trong Quyết định thành lập hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

5. Các quỹ tài chính Nhà nước;

6. Các đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu các khoảnphí, lệ phí, thu xử phạt hành chính, tịch thu theo quy định;

7. Các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền hoàn trả các khoản thu NSNN;

8. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết