Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 có đáp án

  • Phát hành Sưu tầm
  • Đánh giá
  • Lượt tải 229
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 786 KB
  • Cập nhật 16/01/2017

Giới thiệu

Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2016 - 2017

Để đạt được kết quả tốt trong một kỳ thi bất kỳ, ngoài việc phải đáp ứng đủ về mức độ kiến thức thì các bạn cần phải có kỹ năng giải đề thi. Chúng tôi xin giới thiệu đến với các bạn học sinh Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2016 - 2017. Hi vọng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc ôn tập của các bạn.

ĐỀ SỐ 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: HÓA HỌC LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa.

b. Hãy giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước.

Câu 2: (2.0 điểm)

Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

a. HNO3, HCl, BaCl2, NaOH

b. Al, Fe, Cu

Câu 3: (1.0 điểm)

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Na → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl

Câu 4: (2.0 điểm)

Sau một lần đi tham quan nhà máy, khi về lớp làm bài tập tường trình thầy giáo có đặt ra một câu hỏi thực tế: "Khí SO2 và CO2 do nhà máy thải ra gây ô nhiễm không khí rất nặng. Vậy em hãy nêu lên cách để loại bỏ bớt lượng khí trên trước khi thải ra môi trường". Bạn Ân cảm thấy rất khó và không biết cách trả lời em hãy hỗ trợ bạn ấy để giải quyết câu hỏi này.

Câu 5: (3.0 điểm)

Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.

a. Viết phương trình xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.

c. Tính khối lượng kết tủa thu được.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 9

Câu 1

a. TCHH của axit:

- Axit làm đổi máu quỳ tím thành màu đỏ.

- Axit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối và nước.

     H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.

     H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O

- Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

     2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2

- Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

      H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

b. Khi axit gặp nước sẽ xảy ra quá trình hidrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn. Axit đặc lại nặng hơn nước nên khi cho nước vào axit thì nước sẽ nổi lên trên mặt axit, nhiệt tỏa ra làm cho axit sôi mãnh liệt và bắn tung tóa gây nguy hiểm.

Nếu TCHH không có phương trình thì sẽ̃ không chấm điểm phần đó.  

 

0.25

0.25

 

0.25

 

0.25

 

 

0.25

  

0.75

Câu 2

Học sinh nhận biết đúng và viết phương trình xảy ra đúng.

2.0

Câu 3

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Na2SO4 + BaCl2 → NaCl + BaSO4

0.25

0.25

0.25

0.25

Câu 4

Trước khi thải phải có hệ thống lọc khí chứa Ca(OH)2

2.0

Câu 5

Học sinh giải đúng kết quả và giáo viên chấm. Tùy theo mỗi học sinh có cách giải khác nhau miễn kết quả đúng là cho điểm.

3.0

ĐỀ SỐ 2

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Hóa học - Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
Fe = 56; Cu = 64; S = 32; H = 1; O = 16; Zn = 65; Ag = 108; N = 14; Ba = 137; Cl = 35,5

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.

Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3                                         B. 2CO2 + Ca(OH)2 -> Ca(HCO3)2
C. 2NaCl + H2SO4 -> Na2SO4 + 2HCl           D. Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

Câu 2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 6,5 gam.      B. 10,8 gam.         C. 13 gam.          D. 21,6 gam.

Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:

A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4            B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4
C. Al, Fe, CuO, FeSO4                  D. Al, Fe, CO2, H2SO4

Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxit khi nung nóng.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3.
- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

A. Cu.         B. Fe.         C. Al.              D. Na.

II. Tự luận (8,0 điểm).

Câu 5. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).

Đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

Câu 6. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl. Viết phương trình hóa học (nếu có).

Câu 7. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và thấy còn 8,8 gam chất rắn không tan. Lấy phần chất rắn không tan ra thu được 250 ml dung dịch Y.

a) Xác định phần trăm về khối lượng các chất trong X.

b) Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 thu được 69,9 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong Y.

c) Nếu cho 12 gam X vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau một thời gian thu được 28 gam chất rắn Z. Tính khối lượng của Ag có trong Z?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 9

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

D

A

B

II. Tự luận (8,0 điểm).

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

 

 

 

5

 

Viết đúng mỗi phương trình hóa học được 0,5 điểm; cân bằng đúng mỗi phương trình được 0,25 điểm

 

2Al + 3FeCl2 -> 2AlCl3 + 3Fe

0,75

2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3

0,75

FeCl3 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCl

0,75

2Fe(OH)3 Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8 Fe2O3 + 3H2O

0,75

Chú ý: Học sinh có thể viết PTHH khác đúng vẫn cho điểm tối đa

 

6

Học sinh trình bày được cách nhận biết và viết được PTHH (nếu có) đúng mỗi dung dịch được 0,5 điểm.

2,0

 

 

 

 

 

 

 

7

 

- Theo giả thiết ta có: Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

0,25

- Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2  (1)

0,25

Theo PTHH (1) ta có: Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

=> mFe = 0,2.56 => mFe = 11,2 (gam)

Suy ra, giá trị m là: m = 11,2 + 8,8 => m = 20 (gam)

 

 

0,5

a. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong X là:

 Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

 

 

0,5

b. Phương trình hóa học:

BaCl2 + FeSO4 -> BaSO4 + FeCl2  (2)

BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl  (3)

 

0,5

Theo giả thiết, ta có: Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

Khi đó theo PTHH (1), (2), (3) ta có:

 Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

 

 

 

0,25

Vậy nồng độ mol các chất trong Y là:

Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

 0,25

c. Theo giả thiết và kết quả ở phần (a) ta có:

Trong 20 gam X có 0,2 mol Fe và 0,1375 mol Cu

Vậy trong 12 gam X có 0,12 mol Fe và 0,0825 mol Cu

Và Đáp án đề thi hk1 môn hóa học lớp 8

 

 

0,25

- Phương trình hóa học có thể:

Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag (4)

Hoặc Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)+ 2Ag (5)

Hoặc Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag (6)

- Dựa vào PTHH và giữ kiện đề bài, học sinh tìm được số mol của Ag trong Z là 0,2 mol.

 Từ đó xác định được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam.

Chú ý: Học sinh có thể không cần viết đủ cả 3 PTHH (4), (5), (6) nhưng có cách trình bày đúng để tìm được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam thì vẫn đạt 0,25 điểm.

 

 

 

 

 

0,25

Học sinh có thể trình bày lời giải bằng nhiều cách khác nhau, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa của nội dung đó