Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng năm 2015 - 2016 Đề thi môn Tiếng Việt học kì 2 lớp 5 có đáp án

  • Phát hành Sưu tầm
  • Đánh giá
  • Lượt tải 340
  • Sử dụng Miễn phí
  • Cập nhật 18/04/2017

Giới thiệu

Đề thi Tiếng Việt học kì 2 lớp 5

Đề thi Tiếng Việt học kì 2 lớp 5 trường tiểu học Kim Đồng năm học 2015 - 2016 có đáp án đi kèm là tài liệu ôn thi cuối học kì 2 lớp 5 dành cho các bạn học sinh. Việc rèn luyện kỹ năng giải đề thi sẽ giúp các em ôn tập và củng cố lại những kiến thức đã được học để bước vào kì thi học kì 2 đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao!

Ma trận đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 2 lớp 5 năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
MÔN: Tiếng Việt- Lớp 5
Năm học 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 60 phút

I. Kiểm tra đọc: (5 điểm)

1) Đọc thành tiếng: (1 điểm)

2) Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài "Công việc đầu tiên" SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên chị Út nhận làm cho Cách mạng?

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Chị thấy bồn chồn, thấp thỏm.

B. Đêm đó chị ngủ không yên.

C. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm.

B. Bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần và khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 4: Vì sao chị Út muốn thoát li?

A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.

C. Cả hai ý trên đều sai.

D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5: Câu "Út có dám rải truyền đơn không?"

A. Câu hỏi                                 B. Câu cảm                        C. Câu cầu khiến

Câu 6: Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

A. Người công dân                         B. Nam và nữ                 C. Nhớ nguồn

Câu 7: Dấu phẩy trong câu: "Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên." có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 8: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

Tay tôi bê rổ cá ......... bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

II. Kiểm tra viết: (5 điểm)

1) Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam

(Từ Áo dài phụ nữ.... đến chiếc áo dài tân thời)

2) Tập làm văn (3 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

I. Kiểm tra đọc: (5 điểm)

1) Đọc thành tiếng: (1 điểm)

2) Đọc hiểu: (4 điểm) Đọc thầm bài "Công việc đầu tiên" SGK TV 5 tập II trang 126. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Rải truyền đơn

Câu 2: D                         Câu 3: C                              Câu 4: D

Câu 5: A                            Câu 6: B                           Câu 7: B             Câu 8: còn

II. Kiểm tra viết: (5 điểm)

1) Chính tả (2 điểm) Nghe - viết: Tà áo dài Việt Nam

(Từ Áo dài phụ nữ.... đến chiếc áo dài tân thời)

  • Bài viết không mắc lỗi, sạch đẹp GV ghi 2 điểm
  • Viết sai 5 lỗi về âm đầu, vần, thanh... trừ 1 điểm
  • Tùy theo bài viết của HS mà GV ghi điểm cho phù hợp

2) Tập làm văn (3 điểm)

Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Bài làm

Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm.

Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bối mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm rầng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: "Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!". Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình.