Đề thi học sinh giỏi cấp THPT tỉnh Lâm Đồng môn Sinh học Năm học 2010 - 2011

  • Phát hành Sở GD-ĐT Lâm Đồng
  • Đánh giá
  • Lượt tải 1.069
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 483 KB
  • Cập nhật 21/07/2013

Giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010- 2011

MÔN THI: SINH HỌC - THPT
Thời gian:
180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 18/02/2011

Câu 1: (2 điểm)

a. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxi không khí?

b. Lên men là gì? Giữa lên men êtilic và lên men lactic có điểm gì giống và khác nhau?

c. Phân biệt vi khuẩn lactic đồng hình và vi khuẩn lactic dị hình.

d. Giải thích vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2 – 3)

Câu 2: (3 điểm)

Ở một loài ong mật, 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tùy điều kiện dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh sẽ nở thành ong đực.

Một ong chúa đẻ được một số trứng, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.

a. Tìm số ong đực con và số ong thợ con.

b. Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra là bao nhiêu?

c. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1% thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?

Câu 3: (3 điểm)

a. Giải thích hiện tượng lột xác ở sâu bướm. Nguyên nhân nào làm sâu bướm biến thành nhộng và bướm?

b. Nêu rõ mức độ tiến hóa thể hiện ở các hình thức tổ chức thần kinh và các dạng cảm ứng tương ứng ở động vật.

Câu 4: (3 điểm)

a. Trình bày cơ chế quá trình tạo quả không hạt bằng cách xử lí hoocmon auxin.

b. Trong trồng trọt, người ta thường sử dụng hoocmon giberelin với mục đích gì?

c. Tại sao muốn giữ quả xanh được lâu người ta không xếp quả xanh cùng với quả chín?

Câu 5: (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Thế nào là phép lai thuận nghịch? Dùng phép lai thuận nghịch để phát hiện ra các quy luật di truyền nào? (chỉ cần viết 1 sơ đồ lai để minh họa cho phép lai nói trên.)

Bài 2: (3 điểm) Cho lai cà chua thuần chủng cây cao, quả vàng với cây thân thấp, quả đỏ, thu được F1 toàn cây cao, quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 37,5% thân cao, quả đỏ; 37,5% thân thấp, quả đỏ; 18,75 % thân cao, quả vàng; 6,25% thân thấp, quả vàng.

Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2. (Cho biết tính trạng màu sắc quả do một cặp gen quy định)

Bài 3: (2 điểm) Ở một loài thú, gen quy định tính trạng màu mắt gồm 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn D > d > d1. Trong đó D: mắt đỏ, d: mắt nâu, d1: mắt xanh. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình là 51% mắt đỏ, 24% mắt nâu, 25% mắt xanh.

a. Xác định tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

b. Giả sử gen đó có 2 alen D và d nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, đột biến xảy ra ở một số cá thể trong quần thể làm cho cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong giảm phân I nhưng phân li trong giảm phân II.

- Quá trình giảm phân đã tạo ra những loại giao tử nào trong quần thể?

- Khi quần thể trên giao phối ngẫu nhiên sẽ tạo ra những tổ hợp kiểu gen nào?

Câu 6: (3 điểm)

1. Trình bày cơ chế hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và đa bội hóa khác nguồn. Cho ví dụ.

2. Vai trò của nhân tố chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa theo quan niệm hiện đại?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.