Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Sinh học (Năm học 2010 - 2011) - Có đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sinh học

  • Phát hành Sở GD-ĐT Bạc Liêu
  • Đánh giá 5 đánh giá
  • Lượt tải 6.538
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 220 KB
  • Cập nhật 28/09/2015

Giới thiệu

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sinh học

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Sinh học (Năm học 2010 - 2011) Có đáp án kèm theo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẠC LIÊU
(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC: 2010 - 2011

MÔN THI: SINH HỌC
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------


Câu 1:
(4 điểm)

a. Phân loại các dạng đột biến nhiễm sắc thể có thể gặp ở người, cơ chế phát sinh và hậu quả của chúng đối với con người.

b. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XXXY (tất cả các nhiễm sắc thể thường đều bình thường).

Câu 2: (4 điểm)

a. Gen là gì? Vì sao nói gen là đơn vị di truyền nhỏ nhất?

b. Hãy nêu vai trò của gen?

c. Ở một loài tảo lục, người ta sử dụng 2 loại enzim cắt khác nhau để cắt đôi một phân tử ADN, có 2 trường hợp phân tử ADN này bị tách đôi (hai nửa có kích thước và khối lượng như nhau) theo một đường thẳng và đã xác định được số nucleotit của một nửa phân tử ADN trong mỗi trường hợp:

Trường hợp 1: A=T=G=1000, X=1500

Trường hợp 2: A=T=750, G=X=1500

Xác định vị trí cắt của enzim trong từng trường hợp. Trình bày tóm tắt quá trình tổng hợp bản mã sao hoàn chỉnh của loài sinh vật này.

Cho rằng ở đây không có đột biến và trao đổi chéo.

Câu 3: (4 điểm)

a. Cho bản đồ di truyền của 3 gen như hình vẽ.

Biết rằng trong mỗi đoạn giữa A và B, giữa B và D chỉ có một điểm trao đổi chéo duy nhất. Nếu chỉ một trong hai trao đổi chéo xảy ra thì được gọi là trao đổi chéo đơn, nếu hai trao đổi chéo xảy ra đồng thời thì được gọi là trao đổi chéo kép. Mỗi gen quy
định một tính trạng và nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Cho Pt/c: , tạo ra F1, cho F1 lai phân tích tạo ra Fa gồm 8 loại kiểu hình khác nhau.

- Hãy xác định tỉ lệ các loại kiểu hình (theo lí thuyết) ở Fa.

- Nếu cho F1 x F1, thì F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

b. Giả sử gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai và gen thứ ba đều có 2 alen. Cả 3 gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng, tính số loại kiểu gen tối đa liên quan đến 3 gen này.

Câu 4: (4 điểm)

Hãy dùng tiêu chuẩn X2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế với số liệu lý thuyết trong các trường hợp sau :

a. Khi lai hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ và hạt trắng với nhau được F1 toàn hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 760 hạt đỏ và 40 hạt trắng. Tỷ lệ phân tính ở F2 có phù hợp với quy luật tương tác cộng gộp không?

b. Cho đậu Hà Lan có kiểu hình hạt vàng, trơn tự thụ phấn. Ở thế hệ lai thu được 1000 hạt. Trong đó có: 490 hạt vàng, trơn: 251 hạt vàng, nhăn: 249 hạt xanh, trơn: 10 hạt xanh, nhăn. Tỷ lệ phân tính ở con lai có phù hợp với quy luật phân ly độc lập không?

Cho biết:
Với (n – 1) = 1, p = 0,05 thì X2 lý thuyết = 3,841.
Với (n – 1) = 3, p = 0,05 thì X2 lý thuyết = 7,815.

Câu 5: (4 điểm)

a. Phân biệt đặc điểm di truyền của quần thể nội phối và quần thể ngẫu phối.

b. Hệ thống nhóm máu ABO ở người do một gen có 3 alen quy đinh.

- Một quần thể người có 400 người máu O, 1600 người máu A, 3400 người máu B và 4600 người máu AB. Khi quần thể cân bằng đối với tính trạng này thì có cấu trúc di truyền như thế nào?

- Tính khả năng sinh đươc con máu O từ cặp vợ chồng máu A của quần thể trên.

c. Trong kỹ thuật cấy gen, vectơ chuyển gen là plasmid có ưu và nhược điểm gì?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết