Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bắc Ninh năm 2012 - 2013 môn Hóa lớp 12 (Có đáp án) Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12

  • Phát hành Sở GD-ĐT Bắc Ninh
  • Đánh giá 5 đánh giá
  • Lượt tải 6.546
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 263 KB
  • Cập nhật 11/09/2015

Giới thiệu

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12 sẽ là tài liệu ôn thi rất tốt cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thi đại học, thi hết học kỳ 1, thi hết học kỳ 2. Mời các bạn tải đề thi này về máy và thực hành trước khi tham gia vào những kỳ thi này nhé.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BẮC NINH


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI: HÓA HỌC - LỚP 12 THPT

(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 29/03/2013


Bài 1 (3,0 điểm):

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O. Hãy cho biết.

a) Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau: Góc (HNH) = 1070, góc (HSH)=920, góc(HOH) = 104,50. Giải thích.

b) Tại sao ở điều kiện thường H2S và NHlà chất khí còn H2O là chất lỏng.
c) Tại sao H2O có khối lượng riêng lớn nhất ở 40C và P = 1 atm.

Bài 2 (3,0 điểm):

Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ, trong đó có một ion là SO42-, khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2 đốt nóng cho 1 chất khí, kết tủa X, dung dịch Y. Dung dịch Y sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng: nếu vừa
đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư thì a giảm dần đến cực tiểu. Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51g thấy Z chỉ phản ứng hết với 50 ml dung dịch HCl 1,2M và còn lại một bã rắn nặng 6,99 gam.

Hãy lập luận xác định hai muối trong dung dịch.

Bài 3 (4,0 điểm):

Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe2O3, Fe3Ovà FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối l ượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc).

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Tính khối lượng m1, mvà số mol HNO3 đã phản ứng.

Bài 4 (4,0 điểm):

Chia 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai anken (phân tử khối hơn kém nhau 28u) thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu được 7,5 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu được hỗn hợp 2 ancol . Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc ở 1400C một thời gian thu được 1,63 gam hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi lượng ete thu được 0,532 lít ở 136,50C và 1,2atm.

a) Xác định CTCT hai anken và tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất.

b) Xác định hiệu suất mỗi ancol thành ete.

Bài 5 (3,0 điểm):

Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ B, D, E. Biết B, D đều thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn B thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn một ít D thì thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol bằng 2:3. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư (hay [Ag(NH3)2]OH) thì thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn phân tử khối của E là 50(u).

Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

a) Xác định CTCT của B, D, E, từ đó suy ra cấu tạo của A.

b) Viết cácphương trình hoá học xảy ra?

Bài 6 (3,0 điểm):

Khi thủy phân không hoàn toàn một loại lông thú, người ta thu được một oligopeptit X. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân tử khối của X không vượt quá 500 (u). Khi thủy phân hoàn toàn 814 mg X thì thu được 450mg Gly, 178mg Ala và 330mg Phe (axit 2-amino-3-phenylpropanoic).

a) Xác định CTPT của oligopeptit đó.

b) Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly mà không thấy có Phe-Gly. Xác định CTCT có thể có của X

Download tài liệu để xem thêm chi tiết