Đổi mã vùng điện thoại cố định từ 11/2/2017 Chính thức đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 11/2/2017

  • Phát hành Vndoc
  • Đánh giá
  • Lượt tải 257
  • Sử dụng Miễn phí
  • Cập nhật 18/04/2017

Giới thiệu

Từ ngày 11/2/2017, chính thức đổi mã vùng điện thoại cố định

Từ ngày 11/2/2017 mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh trên toàn quốc sẽ được chia làm 3 đợt để đổi lại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết để nắm rõ về mã vùng điện thoại cố định từ ngày 11/2/2017.

Việc chuyển đổi mã vùng viễn thông sẽ diễn ra trong ba giai đoạn, bắt đầu từ tháng 2/2017 và kết thúc vào tháng 7 năm sau. Theo quyết định số 2036/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 21/11, các tỉnh thành trên cả nước sẽ chuyển đổi mã vùng viễn thông.

Cụ thể, giai đoạn 1 bắt đầu từ 11/2/2017, áp dụng cho 13 tỉnh, thành phố. Giai đoạn 2 bắt đầu từ 15/4 và giai đoạn 3 từ 17/6 áp dụng cho 46 tỉnh, thành phố. Việc chuyển đổi sẽ diễn ra trong vòng một tháng cho mỗi giai đoạn.

Trong khoảng thời gian đó, người dân có thể dùng song song mã vùng mới hoặc cũ. Sau ngày 13/3 (của đợt 1), 14/5 (của đợt 2) và 16/7 (của đợt 3), các tỉnh thành này sẽ dùng mã vùng mới hoàn toàn.

Cụ thể: Giai đoạn 1 sẽ chuyển đổi mã vùng của 13 tỉnh, thành phố. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng ở những tỉnh này vào 00 giờ 00 phút ngày 11 tháng 2 năm 2017. Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 11 tháng 2 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 12 tháng 3 năm 2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 13 tháng 3 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 4 năm 2017.

Giai đoạn 2 sẽ chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017. Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 5 năm 2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 15 tháng 5 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 16 tháng 6 năm 2017.

Giai đoạn 3 sẽ chuyển đổi mã vùng của 23 tỉnh, thành phố là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Đồng Tháp. Thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2017. Thời gian bắt đầu quay số song song vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2017 và kết thúc quay số song song vào 23 giờ 59 phút ngày 16 tháng 7 năm 2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 17 tháng 7 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 31 tháng 8 năm 2017.

Danh sách các tỉnh và thành phố thuộc đợt chuyển đổi đầu tiên:

Danh sách các tỉnh và thành phố thuộc đợt chuyển đổi đầu tiên

Danh sách các tỉnh và thành phố chuyển mã vùng đợt 2:

Danh sách các tỉnh và thành phố thuộc đợt chuyển đổi thứ 2

Danh sách các tỉnh và thành phố chuyển mã vùng đợt 3:

Danh sách các tỉnh và thành phố thuộc đợt chuyển đổi thứ 3

Trước đó, bộ Thông tin và Truyền thông đã có quy hoạch về kho số viễn thông từ 1/3/2015. Trong quy hoạch này có lộ trình chuyển thuê bao di động từ 11 số xuống thành thuê bao 10 số và chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Việc chuyển đổi này sẽ ảnh hướng lớn nhất đến VNPT vì đây là nhà mạng có số thuê bao cố định lớn nhất.

Theo bộ Thông tin và Truyền thông, để đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ... trong từng thời kỳ, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là việc bình thường và cần thiết. Các nước trên thế giới cũng thường điều chỉnh quy hoạch kho số sau khoảng 10 đến 15 năm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển.

Trong những năm qua, do việc chia tách và hợp nhất tỉnh/thành phố, độ dài mã vùng của Việt Nam không nhất quán (có tỉnh có mã vùng dài 3 chữ số, tỉnh khác lại chỉ có một hoặc 2 chữ số). Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc điều chính mã vùng, mã mạng không chỉ giải quyết bất cập mà có tính toán cho các lợi ích lâu dài, cụ thể là:

Thứ nhất: Sau khi thực hiện Kế hoạch, độ dài quay số khi gọi liên tỉnh hoặc gọi từ di động đến thuê bao cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số.

Thứ hai: Các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng (chẳng hạn nhóm mã vùng 20x là các tỉnh Đông Bắc).

Thứ ba: Sau khi thực hiện Kế hoạch, tất cả các mã vùng được đưa về đầu 2, sẽ thu lại được nhiều đầu mã để chuyển thuê bao di động 11 chữ số về 10 chữ số. Điều này góp phần hạn chế SIM rác, tin nhắn rác chủ yếu xuất phát từ thuê bao di động 11 chữ số trong thời gian qua.

Thứ tư: Toàn bộ đầu mã 1x sẽ được dùng cho thuê bao di động, có được hàng tỷ số phục vụ cho phát triển Internet vạn vật lâu dài.

Thứ năm: Việc chuyển đổi mã vùng là một bước thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông, đảm bảo tài nguyên viễn thông được sử dụng hiệu quả.

Theo số liệu từ Cục Viễn thông, số thuê bao di động hiện chiếm tới 95% và thuê bao cố định chỉ còn 5%. Đây là xu hướng chung của thế giới khi thiết bị di động ngày càng tăng trưởng mạnh, kéo theo sự suy giảm của điện thoại cố định.