Quyết định 879/QĐ-KTNN Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước

  • Phát hành Kiểm toán Nhà nước
  • Đánh giá
  • Lượt tải 38
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 187 KB
  • Cập nhật 21/03/2013

Giới thiệu

Quyết định 879/QĐ-KTNN năm 2012 về quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước.

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------------------
Số: 879/QĐ-KTNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

---------------------------

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/06/2005;

Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/09/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/04/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ về việc quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này được áp dụng trong phạm vi toàn ngành Kiểm toán Nhà nước, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1123/QĐ-KTNN ngày 06/09/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành quy chế Thi đua, Khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo KTNN;
- Bộ Nội vụ - Ban TĐ-KT (để báo cáo);
- Đảng ủy KTNN;
- Công đoàn KTNN;
- Đoàn TN CSHCM KTNN;
- Thường trực Hội đồng TĐ-KT KTNN (02);
- Lưu: VT.

 TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 

(đã ký)

Đinh Tiến Dũng 

QUY CHẾ
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-KTNN ngày 07 tháng 06 năm 2012 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng thuộc thẩm quyền của Kiểm toán Nhà nước; thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; tỷ lệ bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; thông báo kết quả khen thưởng; lưu trữ hồ sơ khen thưởng; sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng; kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là cá nhân) thuộc Kiểm toán Nhà nước.

2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi chung là tập thể cấp vụ); các phòng, ban và cấp tương đương trong các đơn vị trực thuộc (sau đây gọi chung là tập thể cấp phòng); các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và các tập thể khác được thành lập theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có thẩm quyền.

3. Các cá nhân, tập thể ngoài ngành có thành tích đóng góp thiết thực, hiệu quả cho hoạt động sự nghiệp xây dựng và phát triển Kiểm toán Nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

a) Nguyên tắc thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng:

- Tự nguyện, tự giác, công khai, dân chủ;

- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

2. Nguyên tắc khen thưởng

a) Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng:

- Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời;

- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng tùy thuộc vào tác dụng, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích để xét khen thưởng. Khen thưởng lần sau có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn lần trước tùy thuộc thành tích cụ thể đã đạt được;

- Việc xét tặng các hình thức khen thưởng được tiến hành thường xuyên vào dịp tổng kết năm công tác, đợt thi đua, khen thưởng thành tích đột xuất, gương người tốt, việc tốt có tác dụng nêu gương trong phạm vi hoạt động của Kiểm toán Nhà nước;

- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

- Kết hợp hình thức khen tinh thần với thưởng vật chất theo quy định hiện hành;

- Đối với khen thưởng đột xuất thì việc khen thưởng được tiến hành kịp thời ngay sau khi cá nhân hoặc tập thể lập được thành tích;

- Không xét khen thưởng đối với cá nhân không đăng ký thi đua, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên, tập thể có cá nhân vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong kỳ phát động thi đua, hồ sơ khen thưởng không đúng quy định về thủ tục và thời gian.

b) Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn.

c) Các trường hợp đã được tặng thưởng các danh hiệu thi đua có liên quan đến số năm liên tục đạt danh hiệu thi đua cơ bản (Chiến sĩ thi đua cơ sở) thì không được dùng các danh hiệu thi đua đã đạt được trước thời điểm được tặng thưởng để làm căn cứ, tiêu chuẩn đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu của lần tiếp theo.

d) Trong một năm, không xét tặng hai hình thức khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước hoặc hai hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một đối tượng (trừ khen thưởng đột xuất).

3. Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng đột xuất

- Khen thưởng thường xuyên: là việc xét khen thưởng cho cá nhân, tập thể lập thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong năm, được tập thể đơn vị bình xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

- Khen thưởng đột xuất: tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc, đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ công tác, hoặc có đề tài nghiên cứu, sáng kiến cải tiến phương pháp công tác được áp dụng có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, của ngành, sẽ được khen thưởng ngay sau khi lập được thành tích.

Chương II
TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA

Điều 4. Hình thức tổ chức thi đua, phát động thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua

- Thi đua thường xuyên: là hoạt động thi đua diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình kế hoạch công tác đề ra.

- Thi đua theo đợt: là hoạt động thi đua được tổ chức trong một giới hạn thời gian cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, những lĩnh vực còn yếu kém hoặc những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn hoặc lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của ngành, của đất nước. Thi đua theo đợt phải xác định rõ nội dung, mục đích, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thành tích thi đua được tính vào thành tích khen thưởng chung cho cả năm.

2. Phát động thi đua

- Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước phát động, tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn ngành.

- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phát động, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi đơn vị mình quản lý.

- Các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ở các đơn vị, đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao.

Điều 5. Nội dung phong trào thi đua

1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải thiết thực, phù hợp với hình thức tổ chức thi đua thường xuyên hay thi đua theo đợt và thực tiễn của từng đơn vị, có tính khả thi cao.

2. Có hình thức tổ chức phát động thi đua phong phú, phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ của đơn vị; coi trọng việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của đợt thi đua nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; động viên đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị tham gia, đa dạng hóa các hình thức phát động thi đua, tránh phô trương, hình thức.

3. Có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua.

4. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua

Công tác sơ kết, tổng kết phong trào thi đua thường xuyên được tiến hành đồng thời với sơ kết, tổng kết công tác chuyên môn, đánh giá, bình xét khen thưởng theo định kỳ ở các đơn vị.

Đối với các đợt thi đua dài ngày các đơn vị phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc các đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả phong trào thi đua, kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Điều 6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức phong trào thi đua

1. Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo công tác thi đua, khen thưởng, xây dựng phong trào thi đua trở thành hoạt động thường xuyên trong toàn ngành và tại mỗi đơn vị. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Kiểm toán Nhà nước lãnh đạo việc tổ chức phong trào thi đua của tổ chức đoàn thể, bám sát nội dung thi đua trong từng thời kỳ phù hợp với đặc điểm, nội dung thi đua cụ thể hàng năm hoặc theo đợt của Kiểm toán Nhà nước.

2. Tổng Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp phát động, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

3. Các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước phải có ý thức tự giác và nhiệt tình, trách nhiệm trong việc tham gia và hưởng ứng phong trào thi đua.

Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm công tác thi đua, khen thưởng

Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch công tác hàng năm, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, tập thể và cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm:

1. Tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị cụ thể hóa và thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng cho từng thời kỳ, từng giai đoạn và từng lĩnh vực công tác, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và của đơn vị; xây dựng chính sách khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước, của đơn vị.

2. Giúp thủ trưởng các đơn vị tổ chức các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; tổng hợp đề nghị khen thưởng của các đơn vị, tập thể và cá nhân; xem xét, thẩm định, đề xuất khen thưởng đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến, đúc rút, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức các phong trào thi đua và đề nghị khen thưởng; lập kế hoạch tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng, lập và quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thông tin, tuyên truyền

Báo Kiểm toán, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, website của Kiểm toán Nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ động các phong trào thi đua; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết