Thông tư 22/2014/TT-BTTTT Quy hoạch kho số viễn thông
- Phát hành Bộ Thông tin và Truyền thông
- Lượt tải 13
- Sử dụng Miễn phí
- Dung lượng 538,5 KB
- Cập nhật 13/02/2017
Giới thiệu
Thông tư 22/2014/TT-BTTTT về Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ 03/2015. Thông tư này thay thế Quyết định 52/2006/QĐ-BBCVT, 53/2006/QĐ-BBCVT.
Nội dung Thông tư 22/2014/TT-BTTTT - Quy hoạch kho số viễn thông
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG -------- Số: 22/2014/TT-BTTTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY HOẠCH KHO SỐ VIỄN THÔNG
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư ban hành Quy hoạch kho số viễn thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy hoạch kho số viễn thông và các bảng sau: Bảng quy hoạch mã đích quốc gia (Phụ lục 1 kèm theo); Bảng quy hoạch số thuê bao (Phụ lục 2 kèm theo); Bảng quy hoạch mã, số dịch vụ (Phụ lục 3 kèm theo); Bảng quy hoạch mã định tuyến kỹ thuật (Phụ lục 4 kèm theo).
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2015.
Quyết định số 52/2006/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành Quy hoạch đánh số điện thoại quốc gia và Quyết định số 53/2006/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc phân bổ và sử dụng các loại mã, số viễn thông hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Bắc Son |
QUY HOẠCH KHO SỐ VIỄN THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22 /2014/TT-BTTTT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy hoạch kho số viễn thông quốc gia áp dụng để đánh số cho các mạng viễn thông sau đây:
a) Mạng viễn thông công cộng: mạng viễn thông cố định mặt đất; mạng viễn thông cố định vệ tinh; mạng viễn thông di động mặt đất.
b) Mạng viễn thông dùng riêng: mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an; mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Quốc phòng và các mạng viễn thông dùng riêng khác.
2. Các thiết bị đầu cuối của mạng viễn thông di động vệ tinh tuân theo kế hoạch đánh số của các nhà khai thác hệ thống thông tin di động vệ tinh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Mọi tổ chức, cá nhân quản lý, phân bổ, khai thác và sử dụng các mã, số thuộc kho số viễn thông phải tuân theo các quy định của Quy hoạch này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy hoạch này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng đánh số là vùng được xác định theo phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đặc trưng tính thống nhất về đánh số của mạng viễn thông cố định mặt đất.
2. Mạng đích là mạng viễn thông mà cuộc gọi được định tuyến đến khi quay số.
3. Mã đích quốc gia là chữ số hoặc tập hợp các chữ số đặc trưng được quy hoạch thống nhất trên phạm vi cả nước để nhận dạng vùng đánh số hoặc mạng đích mà cuộc gọi được định tuyến đến. Khi thực hiện chức năng chọn vùng đánh số, mã đích quốc gia được gọi là mã vùng (Area Code - AC) - mã theo địa lý. Khi thực hiện chức năng chọn mạng đích, mã đích quốc gia được gọi là mã mạng (Network Code - NC) - mã không theo địa lý.
4. Số thuê bao là tập hợp các chữ số được quay (trực tiếp hoặc sau mã đích quốc gia) để nối đến một thuê bao khác và được quy hoạch thống nhất (trong phạm vi vùng đánh số hoặc trên phạm vi toàn mạng).
5. Số dịch vụ là tập hợp các chữ số mà thuê bao viễn thông của mạng dùng để truy nhập tới một dịch vụ được cung cấp trên chính mạng đó.
6. Số dùng chung là số được dùng chung giữa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các vùng đánh số khác nhau để cung cấp cùng một loại dịch vụ.
7. Mã dịch vụ là tập hợp các chữ số mà thuê bao viễn thông dùng để truy nhập từ mạng của thuê bao đến dịch vụ thuộc mạng khác.
8. Mã nhà khai thác là tập hợp các chữ số dùng để truy nhập đến dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước hoặc quốc tế của một doanh nghiệp viễn thông xác định.
9. Mã định tuyến kỹ thuật là tập hợp các chữ số được doanh nghiệp viễn thông sử dụng để định tuyến các cuộc gọi, bản tin hoặc để nhận dạng mạng, phần tử mạng, bao gồm: mã nhận dạng mạng di động (Mobile Network Code - MNC); mã nhận dạng mạng số liệu (Data Network Identification Code - DNIC); mã điểm báo hiệu quốc tế (International Signaling Point Code - ISPC); mã điểm báo hiệu quốc gia (National Signaling Point Code - NSPC) và các mã định tuyến kỹ thuật khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
10. Dịch vụ nội vùng là dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho người sử dụng dịch vụ trong phạm vi một vùng đánh số khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với cùng một mã, số. Mã, số sử dụng trong trường hợp này được gọi là mã, số dịch vụ nội vùng.
11. Dịch vụ toàn quốc là dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho người sử dụng dịch vụ trên phạm vi toàn quốc khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với cùng một mã, số. Mã, số sử dụng trong trường hợp này được gọi là mã, số dịch vụ toàn quốc.
12. Dịch vụ bắt buộc là dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bắt buộc cung cấp cho người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật, bao gồm: dịch vụ viễn thông khẩn cấp (công an, cứu hỏa, cấp cứu y tế, tìm kiếm cứu nạn); dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc (dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước, quốc tế qua điện thoại viên; dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định; dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định; dịch vụ trợ giúp thuê bao di động) và các dịch vụ bắt buộc khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
13. Dịch vụ thanh toán giá cước ở nước ngoài là dịch vụ viễn thông khi người sử dụng dịch vụ viễn thông gọi đi quốc tế thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm thanh toán giá cước thay cho người sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
14. Dịch vụ gọi tự do (Toll Free Service) là dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin và có trách nhiệm thanh toán giá cước viễn thông thay cho người sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông.
15. Dịch vụ gọi giá cao (Premium Service) là dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin và yêu cầu người sử dụng dịch vụ, ngoài giá cước viễn thông theo quy định, phải thanh toán thêm một khoản giá cước để nhận được các nội dung thông tin đặc thù có giá trị cao.
16. Dịch vụ giải đáp thông tin là dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng nhằm hướng dẫn, phản ánh, giải đáp, tư vấn theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ các vấn đề chung, thông thường về văn hóa, kinh tế, xã hội v.v.
17. Dịch vụ ứng dụng tin nhắn ngắn (sau đây gọi là dịch vụ tin nhắn ngắn) là dịch vụ nhắn tin trên mạng thông tin di động được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông.
18. Dịch vụ đo thử là dịch vụ trên mạng viễn thông cố định mặt đất dùng để thông báo, kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết bị hoặc đường truyền dẫn, bao gồm: dịch vụ báo giờ, dịch vụ tự thử chuông và các dịch vụ đo thử khác.
19. Mã, số dự phòng là mã, số viễn thông sẽ được đưa vào sử dụng làm mã, số cụ thể trong tương lai trên cơ sở nhu cầu của thị trường dịch vụ tại từng giai đoạn áp dụng với độ dài và cấu trúc theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.