Chuyên đề luyện thi Đại học 2013 - 2014 - Khảo sát hàm số

  • Phát hành Lưu Huy Thưởng
  • Đánh giá 7 đánh giá
  • Lượt tải 2.371
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 16,1 MB
  • Cập nhật 04/12/2014

Giới thiệu

CHUYÊN ĐỀ: KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ
CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢO SÁT HÀM SỐ

VẤN ĐỀ 1: TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

Chuyên đề luyện thi Đại học 2013 - 2014 - Khảo sát hàm số

Dạng toán 1: Xét tính đơn điệu của hàm số

Phương pháp: Để xét chiều biến thiên của hàm số y = f(x), ta thực hiện các bước như sau:

- Tìm tập xác định của hàm số.

- Tính y′. Tìm các điểm mà tại đó y′ = 0 hoặc y′ không tồn tại (gọi là các điểm tới hạn)

- Lập bảng xét dấu y′ (bảng biến thiên). Từ đó kết luận các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.

Dạng toán 2: Tìm điều kiện để hàm số luôn đồng biến hoặc nghịch biến trên tập xác định (hoặc trên từng khoảng xác định)

Cho hàm số y = f(x m), m là tham số, có tập xác định D.

• Hàm số f đồng biến trên D ⇔ y′≥ 0, ∀x ∈ D.

• Hàm số f nghịch biến trên D ⇔ y′≤ 0, ∀x ∈ D.

Từ đó suy ra điều kiện của m.

Chú ý: 

1) y′ = 0 chỉ xảy ra tại một số hữu hạn điểm.

2) Nếu y' = ax2 + bx + c thì:

Chuyên đề luyện thi Đại học 2013 - 2014 - Khảo sát hàm số

3) Định lí về dấu của tam thức bậc hai g(x) = ax2 + bx + c

• Nếu ∆< 0 thì g(x) luôn cùng dấu với a.

• Nếu ∆ = 0 thì g(x) luôn cùng dấu với a (trừ x = -b/2a)

• Nếu ∆> 0 thì g(x) có hai nghiệm x1, x2 và trong khoảng hai nghiệm thì g(x) khác dấu với a, ngoài khoảng hai nghiệm thì g(x) cùng dấu với a.

4) So sánh các nghiệm x1, x2 của tam thức bậc hai g(x) = ax2 + bx + c với số 0:

Chuyên đề luyện thi Đại học 2013 - 2014 - Khảo sát hàm số

5) Để hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d có độ dài khoảng đồng biến (nghịch biến) (x1, x2) bằng d thì ta thực hiện các bước sau:

• Tính y′.

• Tìm điều kiện để hàm số có khoảng đồng biến và nghịch biến:

                                       Chuyên đề luyện thi Đại học 2013 - 2014 - Khảo sát hàm số

• Biến đổi |x- x2| = d thành (x+ x2)2 - 4x1x2 = d2.             (2)

• Sử dụng định lí Viet đưa (2) thành phương trình theo m.

• Giải phương trình, so với điều kiện (1) để chọn nghiệm.

Download tài liệu để xem chi tiết.