Đề thi học sinh giỏi tỉnh Cà Mau lớp 12 năm 2012 môn Sinh Sở GD&ĐT Cà Mau

  • Phát hành Sở GD-ĐT Cà Mau
  • Đánh giá 11 đánh giá
  • Lượt tải 743
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 82,5 KB
  • Cập nhật 12/04/2013

Giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH CÀ MAU

 


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011-2012

MÔN: SINH HỌC

(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 13/11/2011


Câu 1
(2,5 điểm)

Thế nào là thụ tinh kép? Bằng cách nào người ta tạo ra quả không hạt và làm cho quả chín nhanh hoặc chín chậm?

Câu 2 (2,5 điểm)

Nêu chức năng quan trọng nhất của máu và dịch mô. Những thành phần nào của máu tham gia vận chuyển khí và vận chuyển dưới hình thức nào?

Ở động vật nào máu không tham gia vận chuyển khí? Vì sao?

Câu 3 (3,0 điểm)

Hãy phân biệt nguồn nguyên liệu ban đầu, cách tiến hành và cơ sở di truyền của các phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật.

Câu 4 (3,0 điểm)

Vì sao nói biến dị và di truyền là hai đặc tính của cơ thể sống, thống nhất với nhau và chịu sự tác động không ngừng của điều kiện sống?

Câu 5 (1,5 điểm)

Vi khuẩn Lactic chủng I tổng hợp được axit Folic (một loại vitamin) và không tổng hợp được Phêninalamin (một loại axit amin).

Còn vi khuẩn Lactic chủng II thì ngược lại. Có thể nuôi hai chủng vi sinh vật này trong môi trường thiếu axit Folic và axit Phêninalamin được không? Vì sao?

Câu 6 (2,0 điểm)

a. Nêu các con đường mất nước ở cây?

b. Tại sao không nên tưới cây khi trời nắng to?

c. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Đưa thực vật C3 và thực vật C4 trong nhà kính và có thể điều chỉnh được nồng độ oxi.

- Thí nghiệm 2: Đưa thực vật C3 và thực vật C4 vào trong chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.

- Thí nghiệm 3: Đo cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá.giờ) của thực vật C3 và thực vật C4 ở các điều kiện cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao.

Dựa vào các thí nghiệm trên, có thể phân biệt được thực vật C3 và C4 không? Giải thích?

Câu 7 (2,0 điểm)

Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng, người ta thu được hàng nghìn hạt F1. Khi gieo các hạt này cho mọc thành cây thì trong số hàng nghìn cây hoa đỏ thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định.

Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1.

Câu 8 (3,5 điểm)

Giả sử nhiễm sắc thể thứ nhất chứa 6 gen, nhiễm sắc thể thứ hai chứa 4 gen. Các gen trên mỗi nhiễm sắc thể sắp xếp kế tiếp nhau làm thành một phân tử ADN. Mỗi gen đều dài 5100 A0. Phân tử ADN ở nhiễm sắc thể thứ nhất có A = 30%, phân tử ADN có trong nhiễm sắc thể thứ hai có A = 15%. Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mỗi phân tử ADN đã đứt 1 đoạn dài bằng nhau và chuyển đoạn cho nhau để trở thành 2 phân tử ADN mới. Phân tử ADN mới mà phần lớn vật chất di truyền có nguồn gốc từ nhiễm sắc thể thứ nhất đó có số lượng liên kết hiđrô của loại cặp nuclêôtit A-T giảm đi 2100 so với số liên kết hiđrô của nuclêôtit đó trong phân tử ADN ở nhiễm sắc thể thứ nhất khi chưa có đột biến.

a. Tính chiều dài của mỗi phân tử ADN khi chưa đột biến?

b. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của mỗi phân tử ADN khi chưa đột biến?

c. Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit của mỗi phân tử ADN mới hình thành sau đột biến?

d. Một tế bào chứa 2 nhiễm sắc thể mang đột biến nói trên nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Môi trường tế bào đã cung cấp thêm mỗi loại nuclêôtit là bao nhiêu?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết