Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Bạc Liêu năm học 2012 - 2013 môn Vật lý (Chuyên NV1) - Có đáp án Sở GD&ĐT Bạc Liêu

  • Phát hành Sở GD-ĐT Bạc Liêu
  • Đánh giá 3 đánh giá
  • Lượt tải 2.746
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 48,8 KB
  • Cập nhật 05/05/2013

Giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẠC LIÊU
(Đề thi chính thức)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2012 - 2013

MÔN THI: VẬT LÝ (Chuyên - NV1)
Ngày thi: 06/07/2012
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------

Câu 1: (2 điểm)

Cho một cầu thang cuốn từ tầng trệt lên tầng lầu. Một người đứng yên trên cầu thang, cầu thang cuốn đưa lên lầu trong thời gian t1 = 2 phút. Nếu cầu thang không chuyển động, thì người đó phải đi bộ trên cầu thang cuốn đó để lên lầu mất thời gian t2 = 3 phút. Nếu cầu thang chuyển động, đồng thời ngườ đó cũng đi bộ trên cầu thang thì phải mất thời gian bao lâu để người đó lên tới lầu.

Câu 2: (2 điểm)

Trong một bình hình trụ tiết diện So chứa nước, mực nước có độ cao H = 20cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước dâng lên một đoạn Δh = 4cm. Nếu nhấn chìm thanh đồng chất đó trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ dâng cao bao nhiêu so với đáy bình? Cho biết khối lượng riêng của thanh và nước lần lượt là D = 0,8g/cm3, Do = 1g/cm3.

Câu 3: (2 điểm)

Người ta rót 2kg nước đang ở nhiệt độ 20oC vào bình đang chứa khối nước đá có khối lượng 3kg. Nhiệt độ cân bằng ở 0oC và lượng nước đá tăng thêm m' = 50kg. Xác định nhiệt độ ban đầu của nước đá. Biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá lần lượt là 4200J/kg.K; 2100J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá λ = 340.103J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và đồ dùng thí nghiệm.

Câu 4: (2 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 6Ω; R2 = R3 = 20Ω; R4 = 2Ω

a. Tính điện trở của mạch khi khóa K đóng và khi khóa K mở

b. Khi K đóng, UAB = 24V. Tính cường độ dòng điện qua R2 và công suất tiêu thụ của mạch

Câu 5: (2 điểm)

Cho một vật AB có dạng hình mũi tên đặt trước một thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính của thấu kính (điểm A nằm trên trục chính), thu được ảnh thật lớn gấp 5 lần vật. Nếu đưa vật lại gần thấu kính thêm 6cm thì thu được ảnh A1B2; nếu đưa vật lại gần thấu kính thêm 8cm (so với lúc đầu) thì thu được ảnh A2B2; biết rằng độ lớn của A1B1 bằng độ lớn của A2B2. Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách ban đầu của vật AB so với thấu kính.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết