Nghị định 93/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa

  • Phát hành Chính phủ
  • Đánh giá 4 đánh giá
  • Lượt tải 1.089
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 356 KB
  • Cập nhật 23/08/2013

Giới thiệu

Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Số: 93/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG HÀNG HẢI, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải được quy định tại Chương II của Nghị định này gồm:

a) Vi phạm quy định về xây dựng và khai thác cảng biển;

b) Vi phạm quy định về hoạt động hàng hải của tàu thuyền tại cảng biển;

c) Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền và bố trí thuyền viên, sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên;

d) Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải;

đ) Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải;

e) Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, trục vớt tài sản chìm đắm và báo hiệu hàng hải;

g) Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên;

h) Vi phạm quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.

3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Chương III của Nghị định này gồm:

a) Vi phạm quy định về xây dựng, bảo vệ và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;

b) Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kim phương tiện;

c) Vi phạm quy định về điều kiện thuyền viên, người lái phương tiện;

d) Vi phạm quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện;

đ) Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa.

4. Các hành vi vi phạm được quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều này nếu xảy ra ở ngoài vùng nước cảng biển cũng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

5. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến giao thông hàng hải, đường thủy nội địa không được quy định tại Nghị định này bị xử phạt theo quy định của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tchức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa; người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh th, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Người điều khiển tàu biển, tàu cá khi hoạt động trên đường thủy nội địa có hành vi vi phạm quy định tại Điều 33, Điều 47, Điều 48, Điều 49 và Điu 59 hoặc tàu cá có hành vi vi phạm quy định tại Điu 42 và Điều 50 của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các điều đó; đi với những hành vi vi phạm hành chính khác, hình thức và mức xử phạt được áp dụng theo quy định tại Chương II của Nghị định này hoặc Nghị định quy định vxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thủy sản.

Điều 3. Thi hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng bin, công trình hàng hải và công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, môi trường, xuất cảnh, nhập cảnh của tàu thuyền, thuyên viên và hành khách, thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Điu 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khc phục hậu quả

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng. Không áp dụng quy định tại Điểm này đối với Hộ chiếu thuyền viên của người nước ngoài;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại Chương II, Chương III của Nghị định này.

4. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 ln mức phạt đối với cá nhân.

5. Đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định mức xử phạt theo dung tích của tàu thuyền, tổng dung tích (GT) là dung tích được đo theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu năm 1969, được ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm. Trường hợp giấy chứng nhận của tàu thuyền không ghi dung tích, dung tích của tàu thuyền được tính quy đi như sau:

a) Tàu thuyền chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT;

b) Tàu kéo, tàu đẩy: 01HP tính bằng 0,5 GT;

c) Sà lan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG HÀNG HẢI

MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN

Điều 5. Vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng bin, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước hoặc sử dụng, giao dịch bằng tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thay đổi, sửa chữa tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm quy định về cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng khi chưa có văn bản chấp thuận của bên cho thuê.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối vi hành vi bên thuê lại cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thuê.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự trong hoạt động khai thác cảng biển

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vào, rời vùng đất cảng hoặc lên tàu thuyn không tuân theo chỉ dn của cơ quan hoặc người có thẩm quyn.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vào, rời vùng đất cảng hoặc lên tàu thuyền không được phép của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Vi phạm quy định về báo hiệu giới hạn cầu cảng cho tàu cập cầu an toàn;

b) Không bố trí người buộc, cởi dây cho tàu thuyền theo quy định;

c) Không thông báo kế hoạch điều độ tàu thuyền vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải theo quy định;

d) Để các vật trên cầu cảng hoặc chiếm dụng không gian phía trên cầu cảng gây trở ngại cho tàu thuyền cập, rời cầu cảng hoặc gây trở ngại cho các hoạt động khác tại cảng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng người lao động không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định;

b) Không báo cáo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải về các sự cố, tai nạn có liên quan đến an toàn, an ninh và ô nhiễm môi trường tại cảng;

c) Không cung cấp cho Cảng vụ hàng hải khu vực số liệu độ sâu vùng nước trước cầu cảng theo quy định;

d) Không thực hiện khảo sát định kỳ để công bố thông báo hàng hải về độ sâu vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác theo quy định.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho tàu thuyền vào cảng hoặc neo đậu tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;

b) Tự ý bốc, dỡ hàng hóa khi tàu thuyền chưa hoàn thành thủ tục vào cảng theo quy định;

c) Hệ thống đệm chống va, bích buộc tàu của cầu cảng không đủ hoặc không bảo đảm an toàn cho tàu thuyền neo đậu;

d) Không có hoặc không làm thủ tục xác nhận hàng năm giấy chứng nhận an ninh cho cảng biển, bến cảng, cầu cảng theo quy định hoặc không thực hiện Kế hoạch an ninh cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã được phê duyệt theo quy định;

đ) Không có cán bộ an ninh cảng biển theo quy định;

e) Bố trí cầu cảng cho tàu thuyền vào, rời không bảo đảm thời gian hoặc không bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối vi mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai thác cảng không đúng với chức năng của cảng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố;

b) Cho tàu thuyền cập cầu cảng khi cầu cảng chưa được phép đưa vào khai thác, sử dụng;

c) Không thực hiện kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng cảng bin đúng thời hạn quy định.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ việc tiếp nhận tàu thuyền hoạt động tuyến quốc tế vào cảng từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d và đ Khoản 5 Điều này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết