Nghị định số 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc

  • Phát hành Chính phủ
  • Đánh giá 1 đánh giá
  • Lượt tải 164
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 188 KB
  • Cập nhật 16/01/2014

Giới thiệu

Nghị định số 02/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

CHÍNH PHỦ

---------------

Số: 02/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG, THI HÀNH BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về lập hồ sơ đề nghị, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc); thành lập trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; chế độ quản lý, giáo dục người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và những quy định khác có liên quan đến việc lập hồ sơ đề nghị, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị và thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập hồ sơ đề nghị, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Học sinh là người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

2. Trại viên là người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

3. Người đang ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và phải điều trị trong một thời gian nhất định theo chỉ định của bác sĩ mới có thể bình phục trở lại.

4. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc bệnh hiểm nghèo khác theo quy định của Bộ Y tế.

5. Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt là các trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc là người lao động duy nhất để bảo đảm cuộc sống gia đình; gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai khác để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn hoặc chăm sóc người bệnh.

6. Có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật là việc người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

7. Lập công là việc người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc tố cáo hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; dũng cảm cứu người, cứu tài sản có giá trị lớn của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác; có thành tích trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được nhận giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp huyện trở lên; có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận.

Điều 4. Thành lập, sáp nhập, giải thể và thiết kế, xây dựng trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Bộ Công an quyết định việc thành lập, sáp nhập hoặc giải thể trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được thiết kế, xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Công an, bảo đảm phù hợp với đặc điểm yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục, cai nghiện ma túy, chữa bệnh, dạy nghề, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho học sinh, trại viên và bảo đảm các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường.

Điều 5. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy; điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV/AIDS; kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám, chữa bệnh của học sinh, trại viên; kinh phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc do ngân sách trung ương bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.

2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; được tham gia hợp đồng, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, khám, chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy cho người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Điều 6. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc

Người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành quyết định hoặc chống đối thì cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành. Trường hợp hành vi chống đối có dấu hiệu của tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 7. Truy tìm người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn

1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc chưa thi hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà bỏ trốn thì Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ ra quyết định truy tìm.

2. Học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm; trại viên bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định truy tìm. Thời gian trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc không được tính vào thời gian chấp hành quyết định.

3. Cơ quan đã ra quyết định truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm đối tượng bỏ trốn; nếu đối tượng có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành.

4. Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp có trách nhiệm phối hợp, giúp các cơ quan nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn.

Khi phát hiện đối tượng có quyết định truy tìm, mọi người có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc đưa ngay đối tượng đến cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để đưa đối tượng đến cơ quan Công an cấp huyện.

5. Khi nhận đối tượng, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai của người đó, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy tìm biết để đến nhận đối tượng.

Khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận, đưa người đó về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Khi giao, nhận đối tượng phải lập biên bản. Việc đưa đối tượng về trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật về áp giải người theo thủ tục hành chính.

6. Đối với người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng chưa chấp hành mà bỏ trốn, nếu khi truy tìm được mà người đó đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng đóng trụ sở chính xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Đối với học sinh đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bỏ trốn, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng đóng trụ sở chính xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Chuyển hồ sơ của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu xét thấy hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ được chuyển cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển cho Trưởng công an cấp huyện để chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Đối với trường hợp đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì Trưởng Công an cấp huyện nơi Tòa án nhân dân đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy quyết định đó. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nếu sau đó, có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân để xem xét, ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó;

b) Trường hợp người đó đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đề nghị Tòa án nhân dân đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định hủy quyết định đối với người đó. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hủy quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nếu sau đó, có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân để xem xét, ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp chưa chấp hành quyết định thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền;

b) Trường hợp đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đối với người đó, đồng thời chuyển hồ sơ và người đó cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa họ vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Trường hợp có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đưa đối tượng trở lại để họ tiếp tục chấp hành quyết định. Khi tiếp nhận trở lại thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc mà mình đã ban hành.

3. Trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phải ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc do mình ban hành.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết