Quyết định số 321/QĐ-TTG Về phê duyệt Đề án tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải

Giới thiệu

Quyết định số 321/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải".

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------

Số: 321/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị
cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải”
_______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại tờ trình số 4117/TTr-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 và số 8505/TTr-BGTVT ngày 02 tháng 12 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” của Bộ Giao thông vận tải bao gồm các nội dung sau:

1. Tên Đề án: Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải.

2. Mục tiêu chủ yếu của Đề án

Tăng cường biên chế, trang thiết bị nhằm củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

3. Nội dung của Đề án:

Đề án bao gồm các nội dung chính như sau:

a) Tăng cường biên chế, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành:

- Xác định cơ sở, phương pháp tính toán định biên tối thiểu cho các tổ chức thanh tra giao thông trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và Đề án được duyệt.

- Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chương trình đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản chuyên ngành giao thông vận tải; tiến hành nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải nâng cao; Tổ chức các lớp đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra giao thông vận tải toàn quốc.

b) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Đầu tư tăng cường trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động thanh tra giao thông vận tải, bao gồm: xe ô tô chuyên dùng các loại, tàu, ca nô, công cụ đo đạc, ghi chứng cứ và các trang thiết bị đặc thù khác; đầu tư hệ thống thông tin - truyền thông phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống Thanh tra giao thông vận tải.

- Cho phép Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cải thiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Thanh tra giao thông vận tải, như trụ sở làm việc, trang thiết bị chuyên dùng khác chưa được đầu tư, đặc biệt là các đơn vị mới được thành lập.

Nội dung trên đây của Đề án được xây dựng thành ba (03) dự án thành phần sau:

- Dự án số 1 (ký hiệu DA.1): đầu tư trang thiết bị chuyên dùng; kinh phí đầu tư khoảng 451 tỷ đồng. DA.1 được chia thành các tiểu dự án để giao cho Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện.

- Dự án số 2 (ký hiệu DA.2): đầu tư hệ thống thông tin - truyền thông kinh phí đầu tư khoảng 29 tỷ đồng.

- Dự án số 3 (ký hiệu DA.3): tăng cường biên chế, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải; kinh phí đầu tư khoảng 34 tỷ đồng.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết