Thông tư số 187/2010/TT-BTC Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

  • Phát hành Bộ Tài chính
  • Đánh giá
  • Lượt tải 94
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 92 KB
  • Cập nhật 23/12/2012

Giới thiệu

Thông tư số 187/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. 

BỘ TÀI CHÍNH
--------------------- 

Số: 187/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
-------------------------

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản cho các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được xác định để làm căn cứ hỗ trợ gồm:

a) Đối với thiên tai: số lượng gia súc, gia cầm bị chết; diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản bị chết, bị phá hủy do thiên tai; diện tích cây trồng bị chết, bị mất trắng.

b) Đối với dịch bệnh nguy hiểm: số lượng gia súc, gia cầm bị tiêu hủy; diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị chết; diện tích cây trồng bắt buộc tiêu hủy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thời gian hỗ trợ:

a) Đối với thiên tai: kể từ ngày thiên tai xảy ra trên từng địa bàn cụ thể theo quyết định công bố loại thiên tai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

b) Đối với dịch bệnh nguy hiểm: kể từ ngày có quyết định công bố dịch trên địa bàn đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ thực vật, thú y và thủy sản.

Điều 2. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ đối với diện tích cây trồng:

a) Thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm:

- Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;

- Diện tích gieo cấy lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 750.000 đồng/ha;

- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;

- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.

Căn cứ mức hỗ trợ quy định nêu trên và mức độ thiệt hại của từng loại cây trồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa: mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa.

2. Hỗ trợ đối với vật nuôi:

a) Thiệt hại do thiên tai: cứ thiệt hại 1 con vật nuôi (kể cả vật nuôi thương phẩm và con giống) được hỗ trợ kinh phí để mua 1 con giống khôi phục sản xuất với mức sau:

- Gia cầm hỗ trợ từ 7.000 - 15.000 đồng/con giống;

- Lợn hỗ trợ 500.000 đồng/con giống;

- Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 2.000.000 đồng/con giống;

- Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 1.000.000 đồng/con giống.

Căn cứ mức hỗ trợ quy định nêu trên và số lượng từng loại gia súc, gia cầm bị thiệt hại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi bị thiệt hại do thiên tai cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm: mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy, hải sản:

a) Diện tích nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/ha;

b) Lồng, bè nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại từ 30 - 70% hỗ trợ từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/100m3 lồng.

Căn cứ mức hỗ trợ quy định nêu trên và mức độ thiệt hại theo từng loại giống thủy sản, hải sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

4. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết