Thông tư số 20/2010/TT-BLĐTBXH Quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường Cao đẳng nghề
- Phát hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Lượt tải 62
- Sử dụng Miễn phí
- Dung lượng 69 KB
- Cập nhật 11/12/2012
Giới thiệu
Thông tư số 20/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH -------------------- Số: 20/2010/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra,
kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề
-----------------------
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề; hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục công nhận, nhiệm vụ, quyền hạn, những việc không được làm, chế độ, trưng tập và quản lý cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (sau đây gọi tắt là cơ sở dạy nghề).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cộng tác viên thanh tra dạy nghề; cơ sở dạy nghề; cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề ở trung ương và địa phương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Thông tư này các từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cộng tác viên thanh tra dạy nghề: là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Đoàn thanh tra dạy nghề và được cơ quan có thẩm quyền công nhận là cộng tác viên thanh tra dạy nghề.
2. Hoạt động tự thanh tra, kiểm tra: là hoạt động tự xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở dạy nghề trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề và những quy định khác của pháp luật có liên quan.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết