Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón

Giới thiệu

Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón. 

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------

Số: 32/2010/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2010

THÔNG TƯ
Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định,
phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón
-----------------------

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về điều kiện được chỉ định; trình tự, nội dung đánh giá, chỉ định; giám sát phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chỉ định và quản lý hoạt động của người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón theo các lĩnh vực được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phòng kiểm nghiệm chất lượng giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được chỉ định (sau đây gọi là Phòng kiểm nghiệm được chỉ định) là phòng kiểm nghiệm đáp ứng các điều kiện trong Thông tư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) chỉ định để thực hiện các phép thử về chất lượng giống, sản phẩm cây trồng, phân bón;

2. Tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được chỉ định (sau đây gọi là Tổ chức chứng nhận được chỉ định) là tổ chức đáp ứng các điều kiện trong Thông tư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) chỉ định để thực hiện chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng, phân bón;

3. Lấy mẫu là việc lấy ra một lượng sản phẩm đại diện cho lô sản phẩm hoặc điển hình cho sản phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo một phương pháp quy định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của lô sản phẩm hoặc sản phẩm đó;

4. Người lấy mẫu giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón và người kiểm định giống cây trồng được chỉ định là người đáp ứng các điều kiện trong Thông tư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) chỉ định;

5. Kiểm định giống cây trồng là việc đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng của ruộng giống, vườn giống, cây giống so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

6. Thử nghiệm thành thạo là việc thực hiện phép thử trên cùng một mẫu bởi hai hay nhiều phòng kiểm nghiệm theo các điều kiện định trước nhằm đánh giá năng lực thực hiện phép thử đó của phòng kiểm nghiệm;

7. So sánh liên phòng là việc tổ chức đánh giá các phép thử giữa hai hay nhiều phòng kiểm nghiệm thông qua phương pháp thử nghiệm thành thạo;

8. Giám sát là việc cơ quan chỉ định tiến hành đánh giá năng lực, hệ thống quản lý và kết quả kiểm nghiệm, chứng nhận của phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận sau khi được chỉ định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết