Thông tư số 39/2007/TT-BTC về chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng, kẽm chưa khai thác

  • Phát hành Bộ Tài chính
  • Đánh giá
  • Lượt tải 24
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 193 KB
  • Cập nhật 19/11/2012

Giới thiệu

Thông tư số 39/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác.

BỘ TÀI CHÍNH
-------------------------

Số: 39/2007/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương
trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác

 Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 – 2015, có xét đến năm 2020;

Sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Phạm vi thực hiện bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bao gồm:

a- Các khu vực dự trữ tài nguyên và đấu thầu thăm dò, khai thác tài nguyên quặng chì, kẽm ở tỉnh Cao Bằng, tỉnh Tuyên Quang theo thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b- Các khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác ở các tỉnh Bắc Cạn, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái, tỉnh Hà Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thanh Hoá, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Nghệ An và tỉnh Quảng Bình theo thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c- Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản; khu vực, điểm, mỏ địa phương phát hiện có tài nguyên quặng chì, kẽm nhưng chưa được điều tra, đánh giá và chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo.

2- Đối tượng được hưởng các chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thiệt hại, thay đổi nơi cư trú, nơi hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện khảo sát, thăm dò và triển khai công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác.

3- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đảm bảo quyền lợi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi hoạt động khảo sát, thăm dò.

4- Nhà nước đảm bảo quyền lợi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác cần bảo vệ thông qua các chính sách đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, ổn định đời sống và sản xuất. Đồng thời, Nhà nước quy định chính sách đảm bảo kinh phí thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

5- Thời gian tổ chức thực hiện bảo vệ khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực, điểm, mỏ có tài nguyên quặng chì, kẽm đã được điều tra, đánh giá và thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khi địa phương phát hiện khu vực, điểm, mỏ có tài nguyên quặng chì, kẽm nhưng chưa được điều tra, đánh giá hoặc chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp phép khai thác.

 Download file tài liệu để xem thêm chi tiết