Bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2017 Đáp án cuộc thi viết “Vì An toàn giao thông Thủ đô"

  • Phát hành Sưu tầm
  • Đánh giá 1 đánh giá
  • Lượt tải 418
  • Sử dụng Miễn phí
  • Cập nhật 07/02/2018

Giới thiệu

Hưởng ứng chiến dịch "Thập kỷ hành động an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020" của Liên Hợp quốc, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND triển khai Chương trình truyền thông "Vì An toàn giao thông Thủ đô - 2017".  Tất cả các công dân Việt Nam đang cư trú trong và ngoài nước đều có thể tham gia gửi bài viết dự thi trong khoảng thời gian 20/7/2017 đến hết 20/02/2018. Dưới đây là 1 số mẫu bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2017 để các bạn có thể tham khảo.

Bài dự thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2017

Họ và tên:.....................................................

Đơn vị trường:.............................................. 

Tôi đang nghe lời của một bài hát và cảm xúc đó thật khó diễn tả "Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam. Tôi yêu Việt Nam"..

Bài hát này thường cất lên mỗi khi nhắc về chủ đề an toàn giao thông và tôi rất thích nó, hay và đầy ý nghĩa, ý nghĩa vì chúng ta đang sống trong sự chuyển mình không ngừng của một xã hội đầy biến động.

Chúng ta đang sống trong những tháng năm đầu của thế kỷ 21 đất nước đã, đang và sẽ chứng kiến biết bao biến động đổi thay nhưng không có một sự kiện nào làm chấn động lương tri con người bằng những vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây. Đứng trước thực trạng này khắp nơi trong cả nước đã náo nức hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông đặc biệt là luật giao thông đường bộ.

Như chúng ta đã biết tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của triệu triệu những con người, nó đe dọa sự bình yên trong mỗi một gia đình, biết bao đau thương khi chúng ta phải chứng kiến cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con trong nỗi xót xa vì tai nạn. Nguyên nhân vì đâu mà biết bao con người phải rơi vào tình cảnh như vậy? Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tâm, trong đó phải kể đến những hành vi sai phạm hay nói đúng hơn là những biểu hiện thiếu văn hóa của một số đối tượng khi tham gia giao thông. Lạng lách, đánh võng, chở quá tải, phóng nhanh vượt ẩu, tất cả những hành vi này đều được xem là thiếu văn hóa. Vậy như thế nào thì được coi là một hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông? Bàn luận về vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau và theo nghĩa hẹp của nó thì tôi hiểu rằng: "Văn hóa giao thông chính là cách ứng xử của con người khi tham gia giao thông, đó là sự tôn trọng là sự hiểu biết về luật giao thông như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy nội địa, giao thông đường sắt, đường hàng hải và hàng không dân dụng… Vì thế khi nói đến văn hóa giao thông là ta nói đến ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông. Văn hóa giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục, giúp chúng ta có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia gia thông không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay chúng ta thấy rằng phương tiện giao thông cứ mọc lên như nấm. Văn hóa giao thông nói chung và văn hóa giao thông đường bộ nói riêng luôn là vấn đề phải quan tâm của toàn xã hội. Ở Việt Nam nước ta giao thông đường bộ là loại hình phổ biến nhất, có số lượng người tham gia đông nhất, đây cũng là loại hình thường xảy ra tai nạn nhiều nhất. Chính vì những lẽ nêu trên mà tôi đã chọn chủ đề cho bài viết của mình về vấn đề liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.

Như ở trên tôi đã nói lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định, không tuân thủ luật lệ giao thông đó là những hành vi thiếu văn hóa, vậy tiêu chí nào để khẳng định là tiêu chí có văn hóa? Người có văn hóa giao thông chính là sự hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài việc chấp hành những quy định về giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông cần biết thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao thông là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người tàn tật, biết cứu giúp những người bị nạn, người gặp rủi ro trên đường.

Bên cạnh đó người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông như: Không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, chở quá tái, đua xe, đi hàng ba, gây nạn rồi bỏ trốn, cố ý làm sai lệnh hiện trường...

Rất nhiều tiêu chí để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn hóa giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ro tai nạn xảy ra như số điện thoại của cơ quan công an, bệnh viện, dịch vụ cứu thương... đó chính là sự hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý trật tự an toàn giao thông khi cần thiết, ngoài ra nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng, tiện lợi khi tham gia giao thông giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường.

Nhấn Tải về để tải toàn bộ các bài mẫu