Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 - 2010 môn Hóa THPT

  • Phát hành Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc
  • Đánh giá
  • Lượt tải 502
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 597 KB
  • Cập nhật 18/07/2013

Giới thiệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC

KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MTCT BẬC TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2009 - 2010
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC THPT

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:

Hợp chất X được tạo thành từ 13 nguyên tử của ba nguyên tố (A, B, D). Tổng số proton của X bằng 106. A là kim loại thuộc chu kì III, trong X có một nguyên tử A. Hai nguyên tố B, D thuộc cùng một chu kì và thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp.

1. Xác định công thức phân tử của X.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt vào các dung dịch Na2CO3; Na2S.

Câu 2:

Một mẫu ban đầu có 0,30 mg Co60. Sau 1,4 năm lượng Co60 còn lại là 0,25 mg. Tính chu kì bán hủy của Co60.

Câu 3:

Thực tế khoáng pirit có thể coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu khoáng pirit bằng brom trong dung dịch KOH dư người ta thu được kết tủa đỏ nâu A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 0,2g chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 1,1087g kết tủa trắng không tan trong axit.

1. Viết các phương trình phản ứng.

2. Xác định công thức tổng của pirit.

3. Tính khối lượng brom theo lí thuyết cần để oxi hóa mẫu khoáng.

Câu 4:

Phân tử NaCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.

a) Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.

b) Tính số ion Na+ và Cl- rồi suy ra số phân tử NaCl chứa trong ô mạng cơ sở.

c) Xác định bán kính ion của Na+.
Cho dNaCl = 2.615 g/cm3; rCl-= 1,84Ao; MNaCl = 58,44 gam/mol. Biết N= 6,023.1023.

Câu 5:

Muối sắt (III) thuỷ phân theo phản ứng: Fe3+ + 2H2O -> Fe(OH)2+ + H3O+. Ka = 4,0.10-3

a) Tính pH của dung dịch FeCl3 0,05M

b) Tính pH mà dung dịch phải có để 95% muối sắt (III) không bị thuỷ phân.

Câu 6:

Hãy xác định khoảng cách giữa 2 nguyên tử iot trong 2 đồng phân hình học của phân tử C2H2I2 với giả thiết 2 đồng phân này có cấu tạo phẳng. (Cho độ dài liên kết C – I là 2,10 Å và C = C là 1,33 Å)

Câu 7:

Một hỗn hợp bột kim loại có khả năng gồm Mg, Al, Sn. Hòa tan hết 0,75 gam hỗn hợp bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 784 ml H2 (đo ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam hỗn hợp trong oxi dư thì thu được 1,31 gam oxit. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Câu 8:

Cho phản ứng: CH4(k) ↔ C(r) + 2H2(k). ΔH = 74,9 KJ/mol. ở 5000C. KP = 0,41. Tính KP ở 8500C. Tính độ phân hủy α của CH4 và áp suất của hỗn hợp khí trong một bình dung dích 50 lít chứa 1 mol CH4 và được giữ ở 8500C cho đến khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng.

Câu 9:

Hòa tan hết 4,08 gam hỗn hợp A gồm một kim loại và một oxit của nó chỉ có tính bazo trong một lượng vừa đủ V ml dung dịch HNO3 4M thu được dung dịch B và 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc). Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH, lọc rửa kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Để hòa tan hết 1gam chất rắn C cần dùng 25 ml dung dịch HCl 1M. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong A.

Câu 10:

Từ ankanal A có thể chuyển trực tiếp thành ankanol B và axít ankanoic D để điều chế este E.

a) Viết phương trình phản ứng và tính tỉ số M(E)/M(A) (M(E) và M(A) là khối lượng mol phân tử của E và A)

b) Với m(g) E. Nếu đun với KOH thì thu được m1(g) muối kali. Còn nếu đun với Ca(OH)2 thì thu được m2(g) muối canxi. m2 < m < m1 . Xác định Công thức cấu tạo của A , B , D , E ?

c) Nung m1(g) muối kali trên với vôi tôi xút thì thu được 2,24 lít khí ở đktc. Tính m1, m2, m?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.