Quyết định số 2281/QĐ-TTG Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015

Giới thiệu

Quyết định số 2281/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015. 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------
Số: 2281/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

-------------------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động,
vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015
-----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất;

b) Trung bình hằng năm tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động;

c) Trung bình hằng năm tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động;

d) Hằng năm trên 40.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; 10.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 40.000 cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;

đ) Đến năm 2015 có trên 1.000 làng nghề, 5.000 hợp tác xã, 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn - vệ sinh lao động;

e) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động;

g) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động, bao gồm:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động;

b) Huấn luyện, hỗ trợ trang thiết bị nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn - vệ sinh lao động;

c) Nghiên cứu xây dựng Luật An toàn - vệ sinh lao động;

d) Xây dựng cơ chế và chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn - vệ sinh lao động;

đ) Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động;

e) Hoàn thiện và triển khai các mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

g) Tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án Quỹ Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư phòng ngừa tai nạn lao động trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, xây dựng; cải thiện điều kiện lao động trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết