Thông tư 162/2012/TT-BTC quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành Quyết định việc tạm ứng

  • Phát hành Bộ Tài chính
  • Đánh giá
  • Lượt tải 663
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 43,1 KB
  • Cập nhật 26/10/2012

Giới thiệu

Thông tư 162/2012/TT-BTC quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

BỘ TÀI CHÍNH
--------


Số: 162/2012/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC TẠM ỨNG VỐN KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội;

Căn cứ Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước như sau:

 Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng được tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước được tạm ứng vốn cho các đối tượng sau:

- Ngân sách trung ương;

- Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ngân sách cấp tỉnh);

Điều 2. Phạm vi tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước

1. Việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp nguồn thu.

2. Việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh để thực hiện các dự án, công trình sau:

2.1. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong kế hoạch năm cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội được Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân tỉnh) phê duyệt;

2.2. Các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Điều 3. Nguyên tắc tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước

- Việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước.

- Các khoản tạm ứng sử dụng không đúng mục đích đã được phê duyệt sẽ bị thu hồi.

- Việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không được phép thực hiện tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước.

- Mọi khoản tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước đều phải hoàn trả đúng hạn, đúng quy định. Trường hợp khoản tạm ứng không được hoàn trả đúng hạn, đúng quy định thì Kho bạc Nhà nước có quyền trích tồn quỹ ngân sách để thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng, phí tạm ứng và phí tạm ứng quá hạn (nếu có).

Điều 4. Trách nhiệm của các đơn vị tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước

Các đơn vị được tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích được duyệt, hoàn trả tạm ứng đầy đủ, đúng hạn được duyệt và thanh toán cho Kho bạc Nhà nước khoản phí trên số vốn đã tạm ứng theo quy định tại Thông tư này. Ngoài ra, đối với khoản tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản (theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư này) thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh) chịu trách nhiệm thực hiện việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước theo đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Thủ tục tạm ứng vốn

1. Thủ tục tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương

Căn cứ tổng mức tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước đã được Bộ Tài chính phê duyệt từ đầu năm, khi phát sinh nhu cầu tạm ứng, Vụ Ngân sách nhà nước lập giấy tạm ứng theo Mẫu 01. Trên cơ sở giấy tạm ứng do Vụ Ngân sách nhà nước lập và căn cứ vốn Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương.

2. Thủ tục tạm ứng vốn cho ngân sách cấp tỉnh

- Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các thủ tục sau:

+ Trường hợp tạm ứng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản (theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư này): Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước. Trong công văn nêu rõ danh mục dự án tạm ứng vốn; tiến độ tạm ứng vốn; tiến độ hoàn trả tạm ứng vốn; tổng dư nợ các nguồn vốn đã huy động (kể cả các nguồn vốn huy động theo phương thức khác như phát hành trái phiếu, vay ngân hàng, ...) và cam kết sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, hiệu quả, hoàn trả đúng thời hạn, các cam kết khác để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

>> Download biểu mẫu để xem thêm chi tiết.