Thông tư 308/2017/TT-BQP Quy định mới về tuyển chọn cán bộ, sĩ quan dự bị tại ngũ trong quân đội
- Phát hành Bộ Quốc phòng
- Lượt tải 975
- Sử dụng Miễn phí
- Cập nhật 10/01/2018
Giới thiệu
Thông tư 308/2017/TT-BQP của Bộ Quốc Phòng ban hành ngày 27/12/2017 quy định việc tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội.
Tiêu chuẩn cơ bản của điều tra viên
- Là người tốt nghiệp đại học, sau đại học có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời.
- Có độ tuổi không quá 30
- Trường hợp có học vị thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa 1thì không quá 35
- Trường hợp có học vị tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 thì không quá 40.
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/2017/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC; CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN VÀ CÁN BỘ ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Cơ quan Điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân.
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Thời gian làm công tác pháp luật là thời gian được tính từ thời điểm người có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc đại học Luật trở lênđược điều động về công tác tại các ngành Điều tra, Bảo vệ an ninh, Thanh tra, Thi hành án, Tòa án, Kiểm sát, Pháp chế.
- Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ điều tra là được đào tạo về các chuyên ngành điều tra hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ điều tra do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Chương II
TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA VÀ THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Điều 4. Điều tra viên
- Điều tra viên là người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự.
- Điều tra viên gồm các ngạch sau đây:
- a) Điều tra viên sơ cấp;
- b) Điều tra viên trung cấp;
- c) Điều tra viên cao cấp.
Điều 5. Tiêu chuẩn Điều tra viên
- Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan Điều tra hình sự.
- Đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ điều tra.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên.
- Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:
- a) Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
- b) Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- c) Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
- d) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
- Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và các điểm b, c, d khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên và nhu cầu cán bộ của Cơ quan điều tra, thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Điều 8. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
- a) Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất là 05 năm;
- b) Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
- c) Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
- d) Cókhả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
đ) Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
- Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và các điểm b, c, d và điểm đ khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên và nhu cầu cán bộ của Cơ quan điều tra, thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Điều 9. Bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt
- Trong trường hợp đặc biệt, sĩ quan được điều động đến công tác tại Cơ quan điều tra, tuy chưa được đào tạo về nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1,2, 5 Điều 5, các điểm b, c khoản 1Điều 7, các điểm b, c, d Khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp.
- Cơ quan Điều tra xem xét, đề nghị bổ nhiệm lại đối với Điều tra viên được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ nhưng đã hết thời hạn làm Điều tra viên theo quyết định bổ nhiệm.
Điều 10. Nhiệm kỳ của Điều tra viên
- Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm;
- Điều tra viên được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Điều 11. Bổ nhiệm Cán bộ điều tra
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này có thể được bổ nhiệm làm Cán bộ điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Điều 12. Bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
- Tiêu chuẩn:
- a) Là Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp;
- b) Có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra;
- c) Đã được bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy, quản lý về hành chính quân sự của Cơ quan Điều tra các cấp.
- Đối tượng bổ nhiệm:
- a) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
- b) Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ An ninh Quân đội được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng;
- c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Điều tra hình sự cấp quân khu và tương đương được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự cấp quân khu và tương đương;
- d) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Bảo vệ An ninh quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng và Phòng An ninh điều tra khối binh chủng, quân đoàn, tổng cục thuộc Cục Bảo vệ an ninh Quân đội được đề nghị xét bổ nhiệmlàm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng và Phòng An ninh điều tra khối binh chủng, quân đoàn, tổng cục thuộc Cục Bảo vệ an ninh Quân đội;
đ) Trưởng Cơ quan, Phó Trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.
Nhấn Tải về để tải toàn bộ thông tư