Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Giới thiệu

Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31 tháng 10 năm 2012 về việc hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------------
Số: 55/2012/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2012

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và Nghị định của Chính phủ số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và thủ tục công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 3. Tính chất hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 4. Dấu hợp quy

1. Dấu hợp quy (CR) có hình dạng, kích thước theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Dấu hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo.

3. Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.

4. Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết.

1. Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

a) Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;

b) Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

c) Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

d) Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

đ) Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

e) Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

g) Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

h) Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá hợp quy quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Phương thức đánh giá hợp quy áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chương II.
ĐÁNH GIÁ, CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Điều 6. Yêu cầu đối với Tổ chức chứng nhận hợp quy

Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Tổ chức chứng nhận được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận.

2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

3. Tổ chức chứng nhận có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn); có ít nhất 03 chuyên gia có 03 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chứng nhận;

b) Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;

c) Được đào tạo về đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý, bao gồm HACCP, ISO 22000:2005 hoặc tương đương.

4. Tổ chức chứng nhận có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và quy trình tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận.

5. Trường hợp có sử dụng hoạt động thử nghiệm thì Tổ chức chứng nhận phải có phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc phải có hợp đồng/thỏa ước thầu phụ với các phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

Điều 7. Các hình thức đánh giá Tổ chức chứng nhận

1. Đánh giá chỉ định lần đầu: Áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Tổ chức chứng nhận lần đầu đăng ký để được đánh giá và chỉ định theo quy định tại Thông tư này;

b) Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định nhưng bị hủy bỏ Quyết định chỉ định quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư này.

2. Đánh giá chỉ định lại

Áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Tổ chức chứng nhận đã được đánh giá lần đầu nhưng chưa đủ điều kiện để được chỉ định;

b) Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định nhưng Quyết định chỉ định hết thời hạn hiệu lực;

c) Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định nhưng thay đổi hệ thống quản lý chất lượng hoặc nhân sự chuyên gia đánh giá không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 của Thông tư này;

d) Tổ chức chứng nhận bị đình chỉ Quyết định chỉ định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19.

3. Đánh giá chỉ định mở rộng: áp dụng cho trường hợp Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định nhưng sau đó đăng ký đánh giá, chỉ định bổ sung phạm vi chứng nhận.

4. Đánh giá giám sát:

a) Áp dụng trong trường hợp Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định nhằm giám sát việc duy trì các nội dung đã được chỉ định của Tổ chức chứng nhận;

b) Tần suất đánh giá giám sát là 1 lần/năm.

5. Đánh giá đột xuất: Áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Tổ chức chứng nhận có dấu hiệu vi phạm liên quan đến phạm vi chứng nhận đã được chỉ định hoặc khi có khiếu nại của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận không phù hợp với kết quả kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Cơ quan đánh giá và chỉ định

1. Tổng cục Thủy sản là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn, chất phụ gia, chế phẩm sinh học, chất lượng nước dùng trong nuôi trồng thủy sản; môi trường nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất giống, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học dùng cho nuôi trồng thủy sản, tàu cá, cảng cá, cơ sở sửa chữa tàu cá.

2. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về giống cây trồng lâm nghiệp, quá trình, dịch vụ và môi trường lâm nghiệp.

3. Tổng cục Thủy lợi là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về khai thác và bảo vệ các hệ thống thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch, đê điều, phòng chống lụt bão, quản lý an toàn hồ đập, sử dụng tiết kiệm nước.

4. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm nông lâm sản phi thực phẩm nhập khẩu để chế biến, sản phẩm sản xuất trong nước trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa; điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm thủy sản.

5. Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về quá trình, dịch vụ, môi trường trong sản xuất kinh doanh muối và sản phẩm muối; máy và thiết bị sản xuất trong ngành nông nghiệp, phụ gia, hóa chất dùng trong chế biến bảo quản lâm sản.

6. Cục Trồng trọt là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, môi trường trong trồng trọt, điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm cây trồng.

7. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan đánh giá và chỉ định tổ chức chứng nhận về kiểm dịch thực vật, thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản nông lâm sản.

8. Cục Chăn nuôi là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về giống vật nuôi nông nghiệp, thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi; sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi; cơ sở chăn nuôi; môi trường trong sản xuất chăn nuôi, điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi.

9. Cục Thú y là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, thuốc và nguyên liệu thuốc thú y, điều kiện vệ sinh thú y, sản xuất kinh doanh thuốc thú y.

10. Cục Quản lý Xây dựng công trình là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận về Công trình thủy lợi giai đoạn chuẩn bị đầu tư và trong giai đoạn xây dựng.

11. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan đánh giá và chỉ định Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của 02 cơ quan đánh giá và chỉ định trở lên được quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết