Thủ tục nhập học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Chuẩn bị hồ sơ nhập học ĐH, CĐ, TC năm 2014

  • Phát hành Bộ GD-ĐT
  • Đánh giá
  • Lượt tải 381
  • Sử dụng Miễn phí
  • Dung lượng 192,8 KB
  • Cập nhật 01/08/2017

Giới thiệu

Đỗ đại học là niềm vui sướng của mỗi thí sinh và gia đình, tuy nhiên sau giây phút vui mừng đó là sự lo lắng của mỗi bạn về việc chuẩn bị làm các thủ tục nhập học Đại học như thế nào. Đối với mỗi trường sẽ có các hồ sơ nhập học khác nhau, nhưng về cơ bản bạn sẽ phải chuẩn bị một số giấy tờ, thủ tục sau để tránh mất thời gian khi nhập học.

Hồ sơ nhập học:

1. Giấy báo nhập học (bản chính).

2. Học bạ THPT (bản chính).

3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy Chứng nhận tốt nghiệp THPT năm 2012 (bản chính).

4. Hồ sơ trúng tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành có xác nhận của chính quyền địa phương (2 bản). Hay còn gọi là Lý lịch sinh viên. Click vào nút Tải về để download mẫu Lý lịch học sinh, sinh viên (Dành cho HS, SV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN)

5. Bản sao giấy khai sinh 

6. 4 ảnh màu cỡ 3x4.

7. Giấy Chứng nhận được hưởng ưu tiên chính sách xã hội, do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

8. Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt đoàn, đảng (nếu có).

9. Phiếu thay đổi hộ khẩu theo mẫu NK5 do cơ quan công an phường (xã) cấp (sinh viên có hộ khẩu tại Hà Nội không làm phiếu này).

10. Giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam sinh viên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự).

11. Những sinh viên thuộc diện con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh (mất sức lao động từ 81% trở lên), con dân tộc thiểu số được xét vào ở KTX.

Các khoản tiền cần nộp:

- Tiền nhập học đầu khoá, bao gồm: Khám sức khoẻ, giấy thi, bằng tốt nghiệp, đón tiếp;

- Tiền mua bảo hiểm y tế (tự nguyện) - theo năm

- Tiền mua bảo hiểm thân thể (tự nguyện) - theo năm

- Học phí: Tùy thuộc vào mỗi trường và ngành học sẽ có khoản học phí cần đóng khác nhau

- Tiền ở ký túc xá (nếu được xét): Tùy thuộc vào mỗi trường

- Tiền xây dựng trường,...

Những điều cần chú ý:

- Sinh viên là bộ đội xuất ngũ phải có QĐ ra quân và lý lịch quân nhân.

- Sinh viên thuộc diện được hưởng ưu tiên chính sách phải xuất trình đủ giấy tờ để làm căn cứ minh chứng.

- Các giấy tờ mang theo cần rõ ràng: ngày, tháng, năm sinh; họ tên, địa chỉ phải thống nhất, không tẩy xoá.

- Thời gian nhập học: Theo quy định của mỗi trường

- Trường hợp những bạn không nhận được Giấy báo nhập học, cần liên hệ trực tiếp với trường trước ngày nhập học để được nhận lại Giấy báo nhập học.

Thông tin về mức đóng học phí Đại học, Cao đẳng, Trung cấp:

Theo quy định, các trường ngoài công lập được phép tự quyết định mức học phí nhưng phải thông báo mức thu cho từng năm hoặc cả khóa và phải công khai tài chính trên website. Trong khi đó, các trường công lập thu học phí theo khung quy định nhưng không phải công khai mức học phí.

Tuy nhiên, chỉ riêng khối các trường công lập, mức học phí cũng có sự chênh lệnh đáng kể. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ mức học phí ở các trường phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Công lập: học phí theo nhóm ngành

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Theo đó, mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2013-2014, cụ thể: khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản (nhóm 1) 4,85 triệu đồng/năm; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch (nhóm 2) 5,65 triệu đồng/năm; y dược (nhóm 3) 6,85 triệu đồng/năm.

Cũng theo quy định này, mức trần học phí sẽ tăng từng năm ở từng nhóm ngành tương ứng đến năm học 2014-2015, theo đó các ngành thuộc nhóm 1 tăng thêm 650.000 đồng/năm, nhóm 2 tăng 850.000 đồng/năm và nhóm 3 tăng 1,15 triệu đồng/năm.

Hiện nay, hầu hết các trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc đóng học phí hiện theo số tín chỉ đăng ký thực học của sinh viên. Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó, theo nguyên tắc đảm bảo không vượt quá mức trần học phí quy định. Riêng các trường có đào tạo các ngành khối sư phạm sẽ miễn 100% học phí cho sinh viên theo học khối sư phạm.

Học phí đào tạo theo tín chỉ: mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ = tổng học phí toàn khóa/ (chia cho) tổng số tín chỉ toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/ tháng x 10 tháng x số năm học.