Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán, Sử năm 2018

Giới thiệu

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị bao gồm các môn Toán, Lịch Sử sẽ giúp các bạn ôn luyện cách làm bài trước khi kỳ thi THPT Quốc Gia 2018 chính thức diễn ra. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng làm bài thi 1 cách tốt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử 

Câu 1: Hội nghị nào đã xác định hình thái khởi nghĩa của cách mạng tháng Tám ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa?

A. Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 08/1945.

B. Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 04/1945.

C. Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939.

D. Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 05/1941.

Câu 2: Trong khoảng ba thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực

A. sản xuất nông nghiệp, khai thác dầu khí.

B. công nghiệp dầu mỏ, công nghiệp dịch vụ.

C. công nghiệp nặng, công nghiệp dệt.

D. công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 3: Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).

B. Việt Nam tham gia tổ chức WTO (2007).

C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995).

D. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978).

Câu 4: Từ ngày 3 đến ngày7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt. Cho biết Mặt trận Liên Việt do ai làm Chủ tịch?

A. Phạm Văn Đồng.

B. Hồ Chí Minh.

C. Trường Chinh.

D. Tôn Đức Thắng.

Câu 5: Một trong những nguyên nhân để Mĩ trở thành nước khởi đầu cho cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. có nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực về khoa học - kĩ thuật.

B. xuất khẩu tư bản sang thuộc địa.

C. chính phủ đầu tư lớn cho giáo dục và khoa học - kĩ thuật.

D. thu được lợi nhuận lớn từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 6: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Nam là phong trào đấu tranh

A. của quần chúng công nông rộng khắp cả nước.

B. mang tính thống nhất cao, nhưng chưa rộng khắp.

C. vô cùng quyết liệt, nhưng chỉ diễn ra ở nông thôn.

D. diễn ra qui mô lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.

Câu 7: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với những nhà yêu nước Angiêri, Ma Rốc,… thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, để tập hợp tất cả người dân thuộc địa sống trên đất Pháp

A. cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và phát xít.

B. cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

C. đấu tranh chống thực dân Pháp.

D. để hình thành liên minh chống Pháp.

Câu 8: Trong việc thực hiện chính sách đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thất bại ở nhiều nơi là do một trong những nguyên nhân nào sau đây?

A. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Sự liên minh giữa Mĩ và các nước phương Tây chưa chặt chẽ.

C. Sự xuất hiện của xu thế hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

D. Mĩ đã thất bại trong cuộc chạy đua vũ trang với các nước phương Tây.

Câu 9: Điều khoản nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp ước Hác-măng năm 1883?

A. Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

B. Triều đình bồi thường 20 triệu quan và nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

C. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ nguồn lợi kinh tế nước ta.

D. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.

Câu 10: Điểm giống nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

A. đông đảo thành phần tham gia.

B. văn thân, sĩ phu lãnh đạo.

C. phong trào vũ trang chống Pháp.

D. quy mô rộng lớn.

Câu 11: Sau thất bại ở chiến trường Đà Nẵng, tháng 2/1859 Pháp đưa quân vào Gia Định với âm mưu

A. chiếm Gia Định để làm bàn đạp tấn công Lào.

B. chia đôi chiến trường Nam kì, ép triều đình Huế đầu hàng.

C. chiếm Nam kì, cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

D. làm bàn đạp tấn công Bắc kì để kết thúc chiến tranh.

Câu 12: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

A. phong trào dân chủ rộng khắp, triệt để và quyết liệt.

B. cuộc vận động dân chủ mang tính cách mạng triệt để, rộng khắp.

C. cuộc vận động dân chủ rộng rãi, có hình thức đấu tranh phong phú.

D. phong trào dân chủ triệt để, có hình thức đấu tranh phong phú.

Câu 13: Một trong những đặc điểm của phong trào yêu nước ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là

A. theo khuynh hướng tư sản và phong kiến.

B. theo khuynh hướng vô sản.

C. theo khuynh hướng tư sản.

D. theo khuynh hướng tư sản và vô sản.

Câu 14: Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977 là gì?

A. Được 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

B. Bình thương hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.

C. Gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Câu 15: Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là

A. chống đế quốc, chống phong kiến.

B. chống phong kiến.

C. chống liên quân 8 nước đế quốc.

D. chống đế quốc.

Câu 16: Nét mới của phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là

A. dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu tư sản hóa.

B. do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. là những phong trào đấu tranh vũ trang, theo hệ tư tưởng phong kiến.

D. theo tư tưởng “trung quân ái quốc”.

Câu 17: Sự kiện nào sau đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản?

A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

B. Tham gia Đảng Xã hội Pháp.

C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

D. Gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

Câu 18: Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?

A. Trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. Sự ra đời và hoạt động của Liên hợp quốc.

C. Sự ra đời của hai nhà nước Đức.

D. Hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành.

Câu 19: Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị và phong trào phá “ấp chiến lược” ở nông thôn của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ đã

A. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

B. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

C. đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Âu sang Á?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.

B. Thắng lợi của Cách mạng Cuba năm 1959.

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949.

D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đông Âu thắng lợi (1945 - 1949).

................

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán