Chế độ trực hè, trực tết của giáo viên các cấp Quy định về trực hè, trực các ngày lễ, tết của giáo viên
- Phát hành Sưu tầm
- Lượt tải 159
- Sử dụng Miễn phí
- Dung lượng 155,1 KB
- Cập nhật 12/07/2017
Giới thiệu
Chúng ta đều biết vào dịp nghỉ lễ, hè, tết thầy cô giáo thường phải luân phiên nhau trực trường. Nhất là vào dịp nghỉ hè thời gian nghỉ khá dài nên việc trực trường sẽ phải diễn ra nhiều hơn. Vậy chế độ trực trường sẽ được tính chế độ như thế nào ở các cấp học. Dưới đây là chế độ phụ cấp trực hè trực tết cho giáo viên cho tất cả các cấp học mà chúng ta cần lưu ý để nhận được mức lương trực đúng với quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo theo đúng Thông tư 28 năm 2009. Nội dung chi tiết của chế độ phụ cấp trực hè, trực tết của giáo viên cụ thể như sau:
Chế độ trực hè, trực tết của giáo viên các cấp
Theo quy định Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên thì thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Giáo viên trực hè hay trực Tết tại trường hưởng chế độ nào?
Tôi là giáo viên. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, trường phân công tôi trực tại trường, có khi là 24 giờ có khi là 48 giờ nhưng không được trả bất kỳ chế độ nào. Như vậy có đúng hay không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục quy định: "1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".
Khoản 1 Điều 71 Luật Giáo dục quy định: "1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục".
Như vậy, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy theo chương trình học. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012: "Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa."
Mặt khác, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà mỗi nhà trường có nội quy, quy chế riêng của trường mình. Tuy nhiên, trong trường hợp điều động làm thêm giờ, Nhà giáo có quyền được hưởng chế độ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010:
"Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập."
Trường hợp bạn phải trực đêm không đúng theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc; trực đêm không được hưởng chế độ thì bạn có thể kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét giải quyết.
Giáo viên nghỉ trực là bị trừ lương, đúng hay sai?
- Trường tôi là trường 2 cấp, thuộc vùng sâu, vùng xa. Đại đa số là các giáo viên đều ở xa trường. Trường tôi cũng thành lập đội tự vệ là các công đoàn viên nam.
Hằng năm cứ đến dịp lễ Tết là chúng tôi đều trực đêm (Tết Tây trực 1 tuần tính tuần có ngày 1/1; Tết Nguyên Đán thì trực từ ngày được nghỉ đến đêm cuối của lịch nghỉ; 30/4 hay 2/9 đều phải trực tính từ ngày nghỉ). Trường có hợp đồng với 2 bảo vệ thay nhau trực và hiện nay trường cũng được trang bị 4 camera.
Khi giáo viên nghỉ trực không xin phép thì bị cảnh cáo, viết bản tường trình hoặc trừ 1 ngày lương. Xin hỏi, cơ sở pháp lý nào để ra các hình phạt đó, như vậy là đúng hay sai? Có văn bản nào quy định điều đó không hay chỉ dựa vào văn bản quy định về quyền, nhiệm vụ của hiệu trưởng? Khi trực đêm thì giáo viên có được hưởng phụ cấp hay thu nhập thêm nào không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 70 Luật Giáo dục quy định: "1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".
Khoản 1 Điều 71 Luật Giáo dục quy định: "1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục".
Như vậy, nhiệm vụ của nhà giáo là giảng dạy theo chương trình học.
Điều 5 Quy định về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
"1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
Mặt khác, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà mỗi nhà trường có nội quy, quy chế riêng của trường mình. Nhà giáo cần căn cứ nội quy, quy chế đó để đối chiếu.
Trường hợp bạn phải trực đêm không đúng theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc; trực đêm không được hưởng chế độ thì bạn có quyền kiến nghị lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét giải quyết hoặc thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
Như vậy, theo hệ thống pháp luật giáo dục hiện hành, nhà giáo không có nhiệm vụ trực trường để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, từng trường hợp cụ thể, nhà trường có thể điều động giáo viên làm thêm giờ trong các trường hợp bất theo quy định của Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2012: "Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa."
Về quyền của nhà giáo trong trường hợp điều động làm thêm giờ, Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định:
"Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.