Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT Chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp cao đẳng ngành đào tạo giáo dục
- Phát hành Bộ GD-ĐT
- Lượt tải 97
- Sử dụng Miễn phí
- Cập nhật 15/03/2018
Giới thiệu
Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/02/2018 sẽ chính thức có hiệu lực. Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2018/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN; TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, THẠC SĨ, TIẾN SĨ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;
Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học,
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học; các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; các trường cao đẳng, trung cấp được phép đào tạo các ngành đào tạo giáo viên (sau đây chung là các cơ sở giáo dục); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục tiêu
1. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị trường lao động được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc xác định thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
2. Thực hiện công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của cơ sở giáo dục để các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra, xã hội giám sát và người học lựa chọn cơ sở giáo dục dự tuyển.
Điều 3. Ngành, khối ngành đào tạo
1. Ngành đào tạo trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được xác định bằng ngành quy định trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Khối ngành được xác định bằng tập hợp một hoặc một số lĩnh vực giáo dục, đào tạo cấp II trong Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Việc phân chia khối ngành theo quy định tại Phụ lục số II của Thông tư này.
Điều 4. Giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng
1. Giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:
a) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;
b) Giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do nhà trường trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.
2. Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ giảng viên thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục và các quy định hiện hành liên quan khác được cơ sở giáo dục trả lương, thù lao theo hợp đồng thỉnh giảng.
3. Giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng quy đổi trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là giảng viên có chức danh hoặc trình độ khác nhau của cơ sở giáo dục được quy đổi theo hệ số như sau:
Trình độ | Hệ số giảng viên cơ hữu | Hệ số GV thỉnh giảng | |
Cơ sở Giáo dục Đại học | Trường trung cấp, cao đẳng | ||
- Giảng viên có trình độ đại học | 0,3 | 1,0 | 0,0 |
- Giảng viên có trình độ thạc sĩ | 1,0 | 1,5 | 0,2 |
- Giảng viên có trình độ tiến sĩ | 2,0 | 2,0 | 0,4 |
- Giảng viên có chức danh phó giáo sư | 3,0 | 3,0 | 0,6 |
- Giảng viên có chức danh giáo sư | 5,0 | 5,0 | 1,0 |
Đối với khối ngành nghệ thuật, giảng viên là nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính tương đương như giảng viên có trình độ tiến sĩ; giảng viên là nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành với ngành tham gia đào tạo được tính tương đương như giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Điều 5. Số lượng giảng viên quy đổi theo khối ngành
1. Số lượng giảng viên quy đổi theo khối ngành bao gồm: giảng viên cơ hữu quy đổi và giảng viên thỉnh giảng quy đổi của khối ngành đó.
2. Số lượng giảng viên cơ hữu quy đổi theo khối ngành gồm: giảng viên cơ hữu chuyên ngành quy đổi và giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành đó. Trong đó, số lượng giảng viên cơ hữu môn chung quy đổi của khối ngành được xác định như sau:
Nhấn Tải về để tải toàn bộ thông tư.