Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018

  • Phát hành Sưu tầm
  • Đánh giá 1 đánh giá
  • Lượt tải 93
  • Sử dụng Miễn phí
  • Cập nhật 07/03/2018

Giới thiệu

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình - Lần 2 là đề thi thử môn lịch sử lần thứ 2 do trường Chuyên Thái Bình tổ chức cho các em học sinh nhằm củng cố kiến thức trước khi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 chính thức bắt đầu. Các bạn có thể tham khảo và luyện tập để có được những kiến thức cơ bản về lịch sử cũng như làm quen với áp lực của kỳ thi.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPQ QUỐC GIA LẦN 2

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: LỊCH SỬ

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào

A. Nhanh chóng                B. Thần kì                  C. Mạnh mẽ                 D. Ổn đinh

Câu 2: Từ năm 1973 đến năm 1982, nền kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây

A. Phục hồi               B. Suy thoái                 C. Phát triển nhanh             D. Phát triển chậm

Câu 3: Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây

A. Phục hồi và phát triển trở lại.                          B. Khủng hoảng suy thoái

C. Phát triển không ổn định.                                D. Phát triển nhanh chóng

Câu 4: Trong những năm 1991 - 2000, nước Mỹ có vai trò chi phối

A. tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới

B. tất cả các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới

C. hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế

D. các công ty xuyên quốc gia trên thế giới

Câu 5: Mĩ đã giữ vị trí về kinh tế - tài chính như thế nào trên thế giới trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới

C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

D. Một trong những trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới

Câu 6: Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. phát triển nhanh nhưng không ổn định

B. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

C. vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới

D. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt

Câu 7: Nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Mĩ                  B. CHLB Đức                   C. Nhật Bản                    D. Trung Quốc

Câu 8: Để thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới Mĩ đã triển khai

A. kế hoạch Macsan                             B. học thuyết Rigan

C. Chiến lược toàn cầu                         D. chiến lược Cam kết và mở rộng

Câu 9: Trong chiến lược Cam kết và mở rộng. Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?

A. Tự do              B. Bình đẳng                  C. Chủ quyền                  D. Thúc đẩy dân chủ

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã khôi phục kinh tế nhờ vào sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch

A. Maobatton                   B. Nava                   C. Mácsan                D. Rơve

Câu 11: Tổ chức nào đã ra đời ở châu Âu trong năm 1951?

A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu                  B. Cộng đồng kinh tế châu Âu

C. Cộng đồng châu Âu                                                      D. Cộng đồng than - thép châu Ãu

Câu 12: Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước

B. áp dụng có hiệu quả những thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật

C. dựa vào viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Macsan”

D. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển

Câu 13: Trong giai đoạn 1950 - 1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập đánh dấu thời kì

A. phi thực dân hóa trên phạm vi thế giới                   B. thực dân hóa trên phạm vi thế giới

C. thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa                        D. khủng hoảng của chủ nghĩa thực dân

Câu 14: Năm 1967, tổ chức nào sau đây được thành lập ở châu Âu

A. Cộng đồng châu Âu (EC)                                   B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

C. Liên minh châu Âu (EU)                                     D. Cộng đồng than thép châu Âu

Câu 15: Tổ chức nào dưới đây đã cổ vũ mạnh mẽ cho sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Cộng đồng châu Âu (EC)                                B. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

C. Liên minh châu Âu (EU)                                  D. Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU)

Câu 16: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào dưới đây đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức

A. Pháp                       B. Thụy Điển                   C. Anh                        D. Phần Lan

Câu 17: Mục tiêu của liên minh châu Âu EU là

A. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ

B. hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại

C. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế. tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung

D. hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự

Câu 18: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tình là

A. Liên hợp quốc               B. Liên minh châu Âu                  C. ASEAN                D. NATO

Câu 19: Lực lượng thực hiện những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952 là

A. Chính phủ Nhật Bàn                               B. Thiên hoàng

C. Nghị viện Nhật Bản                                D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh

Câu 20: Hiệp ước nào sau đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản

A. Hiệp ước hòa bình Xan Phanranxixcô                         B. Hiệp ước Ball

C. Hiệp ước Maxtrich                                                         D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

Câu 21: Nền kinh tế Nhật Bản đạt tới sự phát triển “thần kì” trong những năm

A. 1952- 1960                 B. 1960- 1973             C. 1952- 1973              D. 1973- 1991

Câu 22: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu

B. tăng cường hợp tác vói các nước châu Âu

C. tăng cường hợp tác với các nước châu Á

D. liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu 23: Nhân tố quyết định dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. con người                                                      B. vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước

C. áp dụng các thành tựu khoa học                  D. chi phí cho quốc phòng thấp

Câu 24: Sự kiện nào dưới đây diễn ra liên quan đến Nhật Bản vào năm 1956

A. Nhật Bản gia nhập Liên hợp quốc

B. Nhật Bản chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh

C. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

D. Tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật

Câu 25: Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành

A. siêu cường tài chính số một thế giới

B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

D. cường quốc chính trị của thế giới

Câu 26: Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới                                         B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng                             D . công nghệ phần mềm

Câu 27: Sự kiện nào dưới đây được xem là khởi đầu cho Chiến tranh lạnh

A. Sự ra đời của Tồ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dưong

B. Sự ra đời của Hội đồng tuơng trợ kinh tế

C. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ

D. Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan, viện trợ kinh tế cho Tây Âu

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.