Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Vĩnh Long - Lần 1 Bộ đề thi thử Lịch sử THPT Quốc gia 2018
- Phát hành THPT Vĩnh Long
- Lượt tải 129
- Sử dụng Miễn phí
- Cập nhật 09/03/2018
Giới thiệu
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Vĩnh Long - Lần 1 sẽ cung cấp đến các em bộ đề thi thử lần thứ nhất dành cho các em học sinh lớp 12 tham khảo. Thông qua đề thi này các em sẽ kiểm tra được kiến thức lịch sử của mình và có được định hướng để củng cố.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Vĩnh Long
Mã đề 163
Câu 1. Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là
A. chính quyền dân chủ tư sản. B. chính quyền của dân.
C. chính quyền của dân, do dân, vì dân. D. chính quyền của nhà nước chuyên chính vô sản.
Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất là gì?
A. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ cùng với con người.
B. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ.
D. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 3. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đến đỉnh cao vào thời điểm nào?
A. Từ tháng 2 đến tháng 4-1930. B. Từ tháng 9 đến tháng 10-1930.
C. Từ tháng 5 đến tháng 8-1930. D. Từ tháng 1 đến tháng 5-1931.
Câu 4. Tính hai mặt của xu thế toàn cầu hoá là
A. vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới.
B. tạo ra cơ hội lớn cho cả các nước TBCN và XHCN.
C. nguy cơ cạnh tranh khốc liệt và đánh mất bản sắc dân tộc.
D. tạo ra thách thức lớn cho cả các nước TBCN và XHCN.
Câu 5. Ý nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Bài học về xây dựng khối liên minh công - nông.
B. Bài học về công tác tư tưởng.
C. Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
D. Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 6. Cuộc chiến tranh nào không phải là "sản phẩm" của Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh vùng Vịnh (1991).
B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954).
D. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975).
Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
B. Chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng.
C. Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
D. Đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành.
Câu 8. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, phong trào tiêu biểu nhất là
A. phong trào đấu tranh nghị trường.
B. phong trào Đông Dương Đại hội.
C. phong trào đấu tranh của quần chúng ở các đô thị lớn.
D. phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
Câu 9. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930), trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì?
A. Độc lập và tự do . B. Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.
C. Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày. D. Tự do, bình đẳng, bác ái.
Câu 10. Văn kiện nào được thông qua trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)?
A. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
B. Cương lĩnh chính trị.
C. Luận cương chính trị.
D. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
Câu 11. Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về tình hình nước Nga là
A. chính trị - xã hội không ổn định nên đã ảnh hưởng xấu đến vị thế quốc tế.
B. trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ).
C. chính trị - xã hội đã ổn định nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm.
D. kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
Câu 12. Mục tiêu thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là gì?
A. Nhất thể hóa khu vực về kinh tế - chính trị.
B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
C. Hợp tác phát triển triển kinh tế - văn hóa trên cơ sở duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
D. Hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Câu 13. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới "hai cực" và có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là gì?
A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong việc chạy đua vũ trang.
C. Ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi trên thế giới.
D. "Cực" Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.
Câu 14. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Câu 15. Điểm khác căn bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) so với Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là
A. phân hoá cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam.
B. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam.
C. đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
D. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Câu 16. Giai cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có sự chuyển biến như thế nào?
A. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.
B. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
C. Tăng nhanh về số lượng.
D. Tăng nhanh về chất lượng.
Câu 17. Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930, có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau này là
A. phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. B. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. D. cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 18. Ý nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
A. Thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
B. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.
C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn tàu Pháp đàn áp cách mạng Trung Quốc.
D. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.
Câu 20. Trong quá trình triển khai "chiến lược toàn cầu" sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ
A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ.
B. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
C. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.
D. ngăn chặn, đẩy lùi được CNXH trên phạm vi thế giới.
Câu 21. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A. Hội đồng kinh tế và Xã hội. B. Tổ chức Thương mại Thế giới.
C. Qũy tiền tệ Quốc tế. D. Ngân hàng Thế giới.
Câu 22. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là
A. ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên phạm vi thế giới.
B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
D. xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
Câu 23. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) chủ trương thành lập
A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 24. Các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
C. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
D. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.
Câu 25. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A. cơ bản được phục hồi. B. phát triển chậm chạp.
C. cơ bản có sự tăng trưởng. D. phát triển nhanh chóng.
Câu 26. Năm 1945, các quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan. D. Việt Nam, Lào Philíppin.
Câu 27. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là gì?
A. Ủng hộ các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
B. Quan hệ chặt chẽ với Mĩ và các nước lớn, các nước đối tác.
C. Hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
D. Trung lập, không can thiệp vào các sự việc bên ngoài.
Câu 28. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là
A. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C. sự ra đời "kế hoạch Mácsan".
D. sự ra đời "học thuyết Truman".
Câu 29. "Kế hoạch Mácsan" thực hiện ở các nước Tây Âu còn được gọi là
A. Kế hoạch phục hưng Liên minh châu Âu.
B. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
C. Kế hoạch khôi phục kinh tế Mĩ - Âu.
D. Kế hoạch chinh phục châu Âu.
Câu 30. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
B. đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. hợp tác, bình đẳng dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
Câu 31. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) đã thông qua
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng.
B Chương trình hành động của Đảng.
C Luận cương chính trị của Đảng.
D. Chính cương, Sách lược của Đảng.
Câu 32. Tổ chức Hiệp ước Vácsava của các nước XHCN châu Âu ra đời năm 1955 nhằm thực hiện mục tiêu
A. thành lập một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước XHCN châu Âu.
B. thành lập liên minh văn hoá, khoa học - kĩ thuật giữa Liên Xô và các nước XHCN châu Âu.
C. chống lại tham vọng của Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới "đơn cực".
D. ủng hộ Liên Xô, chống lại sự đối địch của các nước phương Tây.
Câu 33. Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng chính trị đại diện cho giai cấp nào?
A. Công nhân. B. Tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.
C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc.
Câu 34. Để thực hiện mục tiêu của "chiến lược toàn cầu", chính quyền Mĩ đã dựa vào
A. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh.
B. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của mình.
C. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử.
D. nền khoa học - kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác trong khối NATO.
Câu 35. Ý nào không giải thích đúng về nội hàm khái niệm "Chiến tranh lạnh"?
A. Đây là cuộc chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô về vũ khí hạt nhân.
B. Ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.
C. Luôn đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.
D. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe - TBCN và XHCN trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - tư tưởng.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.