Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
- Phát hành Sưu tầm
- Lượt tải 782
- Sử dụng Miễn phí
- Cập nhật 13/12/2017
Giới thiệu
Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng đề, dạng câu hỏi và rút ra phương pháp ôn thi môn Tiếng Việt hiệu quả hơn. Chúc các em học tốt!
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 1
A. Phần viết
I. CHÍNH TẢ (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút
Bài “Quê hương” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)
Viết đầu bài và đoạn “Ánh nắng … người Sứ.”
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích theo 2 yêu cầu sau:
1. Lập dàn ý chi tiết tả đồ vật đó.
2. Viết đoạn kết bài mở rộng.
B. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Thời gian: 1 phút)
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Ông Trạng thả diều
(Đoạn từ “Ban ngày … tầng mây.”, sách TV4, tập 1 - trang 104)
2. Người tìm đường lên các vì sao
(Đoạn từ “Từ nhỏ, … bao nhiêu là sách.”, sách TV4, tập 1 - trang 125)
3. Văn hay chữ tốt
(Đoạn từ “Thuở đi học … sao cho đẹp.”, sách TV4, tập 1 - trang 129)
4. Kéo co
(Đoạn từ “Làng Tích Sơn … thắng cuộc.”, sách TV4, tập 1 - trang 155)
Tiêu chuẩn cho điểm đọc |
Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng |
…… /1 đ |
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (lưu loát, mạch lạc) |
……/ 1 đ |
3. Đọc diễm cảm |
…… / 1 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc |
…… / 1 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu |
…… / 1 đ |
Cộng |
…… / 5 đ |
II. ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)
Em đọc thầm bài “Câu chuyện hai hạt lúa” rồi làm các bài tập sau:
Câu chuyện hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới…
Sưu tầm
(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất trong câu 1, 6)
Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:
a. tốt, xinh đẹp, vàng óng.
b. vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.
c. tốt, to khỏe và chắc mẩy.
d. vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.
Câu 2. Vì sao hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất dù phải nát tan trong đất?
…………………… ………………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
Câu 3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Hạt lúa thứ nhất suy nghĩ và hành động là:
a. muốn được cuộc sống mới của cây lúa.
b. mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng.
c. lăn vào góc khuất để được yên thân.
d. muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.
Câu 4. Em muốn nói gì với hạt lúa thứ nhất?
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
Câu 5. Câu “Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới.” có:
….. động từ. Đó là từ: ………………………………………………...
….. tính từ. Đó là từ: ………………………………………………….
Câu 6. Cho câu: “ Có hai hạt lúa nọ được chọn làm hạt giống cho mùa sau.”
Các từ ghép có trong câu trên là:
a. hai hạt, chọn làm, hạt giống.
b. hai hạt, hạt lúa, mùa sau.
c. hạt lúa, hạt giống, mùa sau.
d. hai hạt, hạt giống, hạt lúa.
Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:
“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.”
Các từ láy là: …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
Câu 8. Câu: “Nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.”
a. Đây là kiểu câu kể………………………………………………………
b. Vị ngữ của câu trên là……………………………………………..........
………………………………………………………………………………
Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.
………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………..…………
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 4
KTĐK CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2017 - 2018
A. Phần viết
I. CHÍNH TẢ (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
1. YÊU CẦU:
a. Thể loại: Tả đồ vật
b. Nội dung:
- Trình bày đầy đủ dàn ý miêu tả đồ vật mà em đã chọn theo yêu cầu của đề bài.
- Viết được đoạn kết bài mở rộng.
c. Hình thức:
- Trình bày được dàn ý chi tiết gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
2. BIỂU ĐIỂM: Dàn ý: 3,5 điểm; kết bài mở rộng: 1,5 điểm
- Điểm 4,5 - 5: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.
- Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
- Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
- Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.
- Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý:
Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm dàn ý và viết kết bài mở rộng cho bài văn tả đồ vật.
Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.
B. Phần đọc
I. Đọc thành tiếng
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.
- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.
- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.
- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm
5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
II. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đúng: 0,5 điểm; câu 5 đúng: 1 điểm
1. c
2. Gợi ý: Gợi ý: Nó muốn thành cây lúa mới, cho con người nhiều hạt lúa mới.
3. Thứ tự điền là: S, Đ, Đ, S
4. Gợi ý: Hạt lúa ơi, hãy xông pha để sống có ích cho mọi người.
5. 1 động từ. Đó là từ: mang hoặc mang đến. (0,5 điểm)
1 tính từ. Đó là từ: mới. (0,5 điểm)
6. c
7. Trả lời: Các từ láy là: sung sướng, mới mẻ.
Học sinh tìm đúng cả 2 từ được 0,5 điểm.
8. Câu kể Ai làm gì? Vị ngữ là: chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.
9. Gợi ý: Sao hạt lúa thứ hai can đảm thế?
HS viết được câu hỏi đúng về nội dung và cấu trúc câu được 0,5 điểm.
Nếu không viết hoa đầu câu và thiếu dấu câu: không tính điểm.
Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Năm học 2017-2018
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||||||||
TN KQ |
TL |
HT khác |
TN KQ |
TL |
HT khác |
TN KQ |
TL |
HT khác |
TN KQ |
TL |
HT khác |
TN KQ |
TL |
HT khác |
|||
1 Kiến thức Tiếng Việt, văn học |
Số câu |
5 |
5 |
||||||||||||||
Số điểm |
1,25
|
1,25 |
|||||||||||||||
2. Đọc |
a) Đọc thành tiếng |
Số câu |
1 |
1 |
|||||||||||||
Số điểm |
2
|
2
|
|||||||||||||||
b) Đọc hiểu |
Số câu |
3
|
3 |
||||||||||||||
Số điểm |
0,75
|
0,75 |
|||||||||||||||
3 Viết |
a) Chính tả |
Số câu |
1 |
1 |
|||||||||||||
Số điểm |
2,5 |
2,5 |
|||||||||||||||
b) Đoạn, bài |
Số câu |
1 |
1 |
2
|
|||||||||||||
Số điểm |
2,5
|
1 |
3,5
|
||||||||||||||
Tổng |
Số câu |
8 |
1 |
1 |
1 |
8 |
4 |
12câu |
|||||||||
Số điểm |
2 |
2 |
2,5 |
2,5 |
1 |
4 |
6 |
10 điểm |
Ma trận câu hỏi kiềm tra cuối học kì I năm học 2016 - 2017
Môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và câu số |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Cộng |
1. Kiến thức Tiếng Việt, văn học |
Số câu |
5 |
5 |
|||
Câu số |
4,5,6,7,8 |
4,5,6,7,8 |
||||
2. Đọc thành tiếng |
Số câu |
1 |
1 |
|||
Câu số |
10 |
10 |
||||
3. Đọc hiểu |
Số câu |
3 |
1 |
3 |
||
Câu số |
1,2,3 |
5 |
1,2,3 |
|||
4. Chính tả |
Số câu |
1 |
1 |
|||
Câu số |
11 |
11 |
||||
5. Đoạn, bài |
Số câu |
1 |
1 |
2 |
||
Câu số |
12 |
9 |
9,12 |
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề 2
PHÒNG GD&ĐT ……. TRƯỜNG TH ……. Họ và tên:…………………………… Lớp: 4....... |
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 |
A/ Phần kiểm tra đọc: (5 điểm)
I. Đọc thầm và làm bài tập (3,0 điểm)
Cho văn bản sau:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta.
(Theo Trinh Đường)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (0,25đ) Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền
- Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
- Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2 (0,25 đ) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào ?
- Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
- Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn về học.
- Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3.(0,25 đ) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ?
- Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
- Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.
- Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.
Câu 4.(0,25 đ) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên ?
- Tuổi trẻ tài cao.
- Có chí thì nên.
- Công thành danh toại.
Câu 5. (0,25 đ) Trong câu «Rặng đào đã trút hết lá », từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút ?
- Rặng đào
- Đã
- Hết lá
Câu 6. (0,25 đ) Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ”
A. đã B. đang C. sẽ
Câu 7. (0,25 đ) Trong câu ‘‘Chú bé rất ham thả diều’’, từ nào là tính từ?
A. Ham B. Chú bé C. Diều
Câu 8. (0,25 đ) Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào?
A. Động từ. B. Danh từ. C. Tính từ.
Câu 9: (1 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 8 câu) Nói về ước mơ của em.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
II. Đọc thành tiếng ( 2,0 điểm)
Câu 10. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau:
Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Trang 4 ( từ Một hôm.........vẫn khóc)
H: Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?
Bài: Mẹ ốm. Trang 9 (4 khổ thơ đầu)
H: Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Bài: Người ăn xin. Trang 30 (từ Từ đầu .... không có gì để cho ông cả)
H: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
Những hạt thóc giống. Trang 46 (từ đầu ............. Không ai trả lời)
H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Bài: Ông trạng thả diều. Trang 104 (từ Sau vì nhà nghèo quá........ học trò của thầy)
H: Vì sao chs bé Hiền đc gọi là “ ông trạng thả diều”?
Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Trang 115 (từ Bạch Thái Bưởi.............bán lại tàu cho ông)
H: Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Bài: Văn hay chữ tốt - Trang 129 (Đọc từ đầu đến ...sao cho đẹp)
H: Vì sao Cao Bá Quát hay bị điểm kém?
Bài: Chú đất nung - Trang 134 (Đọc từ đầu.....Chú sợ lùi lại)
H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
Bài: Cánh diều tuổi thơ - Trang 146 (Ban đêm trên bãi thả diều........hết bài)
H: Qua bài tác giả muốn nói lên điều gì?
Bài: Tuổi Ngựa - Trang 149 (Đọc từ đầu đến hoa cúc dại)
H: Ngựa con theo ngọn gió rong choi những đâu?
Bài: Kéo co - Trang 155 (Đọc từ đầu đến của người xem hội)
H: Cách chơi kéo co của làng Hữu Chấp như thế nào?
Bài: Rất nhiều mặt trăng. Trang 163 (Đọc từ đầu ………của nhà vua)
H: Cô công chúa nhoe có nguyện vọng gì?
B/ Kiểm tra viết (5 điểm)
Câu 11: Chính tả: (2,5 điểm)
a. Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Đôi giày ba ta mầu xanh”. Tiếng Việt 4 – Tập 1, trang 81 (Từ Ngày còn bé …của các bạn tôi) trong khoảng thời gian 15 phút.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Bài tập: Điền vào chỗ chấm n hay l
…..ăm gian nhà cỏ thấp …e te
Ngõ tối đem sâu đóm ...ập ...oè
Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)
Hãy tả một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I
Năm học 2017 - 2018
I. Phần kiểm tra đọc
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
C |
B |
A |
B |
A |
A |
C |
Điểm |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
Câu 9. (1điểm) HS viết được đoạn văn theo chủ đề,cấu trúc đủ 3 phần,đặt câu dùng từ đúng ngữ pháp được tối đa 1 điểm, tùy mức độ hoàn thành GV cho điểm 1 - 0,75 - 0,5 - 0,25.
B/ Kiểm tra viết:
Câu 11: Chính tả (2,5 điểm)
a. Đánh giá cho điểm chính tả:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
b. Bài tập
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đem sâu đóm lập loè
Câu 12: Tập làm văn: (2,5 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài độ dài bài viết khoảng 12 câu.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Không liệt kê như văn kể chuyện.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 2,5; 2,25; 2,0; 1,75; 1,5; 1,25; 1,0; 0,75; 0,5; 0,25
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp